![]() |
Bộ Y tế đề xuất 7 loại giấy chứng nhận nghỉ việc cho F0 điều trị tại nhà hưởng chế độ BHXH (Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN) |
Theo PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đến ngày 7/3/2022, Việt Nam có hơn 4,43 triệu ca mắc Covid-19 tại 63 tỉnh, thành phố. Chỉ trong 7 ngày qua (từ ngày 27/2 đến ngày 6/3, trung bình mỗi ngày, Việt Nam ghi nhận 117.379 ca mắc Covid-19. Trong số đó, có tới gần 99% số ca mắc được điều trị tại nhà. Vì vậy, nhu cầu cấp giấy chứng nhận mắc Covid-19 để hưởng chế độ, trong đó có chế độ nghỉ hưởng BHXH rất cao.
Tuy nhiên, thời gian qua tại một số địa phương, người lao động mắc Covid-19 tự điều trị tại nhà đang gặp rất nhiều khó khăn khi xin Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH để làm căn cứ hưởng chế độ ốm đau vì thủ tục rườm rà, mất nhiều thời gian.
Theo quy định pháp luật hiện hành, việc cấp Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH do các cơ sở khám chữa bệnh thực hiện. Tuy nhiên, người lao động khi bị Covid-19 đa số chỉ được cấp giấy xác nhận hoàn thành cách ly hoặc hoàn thành điều trị Covid-19 tại nhà do chính quyền địa phương hoặc y tế xã cấp. Người lao động không thể sử dụng giấy xác nhận này để tiến hành các thủ tục hưởng BHXH.
Bên cạnh đó, số lượng người dân bị Covid-19 có nhu cầu đến trạm y tế xin giấy chứng nhận mắc Covid-19 rất lớn dẫn đến hệ thống y tế cơ sở ở nhiều nơi đang bị quá tải. Nhiều người đang là F0 vẫn tự mình đến trạm y tế để làm thủ tục cấp giấy chứng nhận, do đó nguy cơ gây lây lan dịch bệnh.
Để giải quyết vướng mắc này, Bộ Y tế đã tổ chức nhiều cuộc họp với BHXH Việt Nam, Tổng LĐLĐ Việt Nam, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội…, các vụ, cục của Bộ Y tế để rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận hưởng BHXH; đánh giá, thảo luận các khó khăn, vướng mắc, phân tích nguyên nhân và đề xuất các giải pháp đưa ra để đảm bảo quyền lợi người lao động tham gia BHXH khi mắc Covid-19 điều trị nội trú, ngoại trú, trong đó có điều trị tại nhà.
Trong đó, Bộ Y tế đề xuất Chính phủ ban hành Nghị quyết công nhận 7 loại giấy tờ có giá trị như Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH, để cơ quan BHXH căn cứ làm hồ sơ hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động bị mắc Covid-19.
1) Quyết định cách ly tại nhà do chính quyền địa phương cấp.
2) Giấy xác nhận hoàn thành thời gian cách ly do chính quyền địa phương cấp.
3) Giấy xét nghiệm (test nhanh hoặc PCR) có kết quả dương tính với SARS-CoV-2 do các cơ sở y tế cấp.
4) Giấy xác nhận bị mắc Covid-19 của Trạm y tế xã, Trạm y tế lưu động, Tổ Covid-19 cộng đồng; y tế cơ quan/doanh nghiệp.
5) Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH do Trạm y tế xã, Trạm y tế lưu động cấp nhưng cấp lùi lại thời gian trước đó người lao động đã nghỉ việc để điều trị Covid-19 tại nhà.
6) Quyết định phê duyệt danh sách hoàn thành cách ly y tế tập trung.
7) Phiếu xác nhận đã điều trị Covid-19 của các bệnh viện dã chiến.
Trước ý kiến phản ánh của người dân về những khó khăn khi xin Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH để hưởng chế độ ốm đau với người mắc Covid-19 có tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của Luật BHXH 2014, Bộ Y tế đã quyết định sửa một số quy định tại Thông tư số 56/2017/TT-BYT về quy định chi tiết thi hành Luật BHXH và Luật An toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế để tạo thuận lợi hơn cho người tham gia BHXH được hưởng chế độ ốm đau. Hiện nay, Bộ Y tế đã có văn bản gửi Bộ Tư pháp và có Tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ xin cho phép Bộ Y tế áp dụng quy định tại Điều 146 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đối với Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 56/2017/TT-BYT theo trình tự thủ tục rút gọn để ban hành Thông tư trong thời gian sớm nhất có thể, đảm bảo kịp thời giải quyết quyền lợi cho người lao động. |
![]() Trước thực trạng người lao động là F0 tăng cao trong khi lực lượng cán bộ y tế địa phương “mỏng”, LĐLĐ huyện Sơn Dương ... |
![]() Nói về hoạt động góp tiền giúp đồng nghiệp khó khăn do Công đoàn phát động, chị Nguyễn Thị Màu - Tổ trưởng tổ Chặt ... |
![]() Hai năm qua, không thể kể hết những hy sinh, vất vả, nỗ lực của nữ cán bộ, nhân viên y tế Nghệ An cho ... |
Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo
Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường
