![]() |
Công nhân luồn dây thép để móc lồng thép trước khi đổ bê tông. Ảnh: Lê Khánh Hà |
Hơn 2 năm nay, đại dịch bùng phát và trở thành mối bận tâm của tất cả mọi người. Tôi chỉ là một người lao động bình thường, nhưng lại rất quan tâm đến các chỉ đạo của Bộ Y tế về phòng, chống dịch.
Ngày 14-3, Bộ Y tế ban hành hướng dẫn mới về quản lý tại nhà đối với người mắc Covid-19. Cụ thể, tiêu chí để người mắc Covid-19 được quản lý tại nhà là người nhiễm Covid-19 được xét nghiệm RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên dương tính (không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ, không mắc bệnh nền, hoặc mắc bệnh nền nhưng được điều trị ổn định); người bệnh Covid-19 đã được cơ sở khám bệnh, chữa trị, điều trị nhưng chưa đạt tiêu chuẩn khỏi Covid-19, đủ điều kiện cách ly tại nhà và được chuyển về nhà tiếp tục chăm sóc.
Bộ Y tế lưu ý về điều kiện cách ly tại nhà: "Tạo không gian cách ly riêng. Nơi cách ly phải thông thoáng, không sử dụng máy lạnh trung tâm, luôn mở cửa sổ". Đồng thời bổ sung mục "Khai báo y tế" với F0 điều trị tại nhà; bổ sung yêu cầu về thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm. Theo đó, F0 cần hạn chế ra khỏi nơi cách ly tại nhà. Khi phải ra khỏi nơi cách ly phải mang khẩu trang, giữ khoảng cách với những người khác.
Trước đề xuất F0, F1 đi làm, tôi cho rằng thực hiện đúng các biện pháp phòng lây nhiễm, F0 hoàn toàn có thể đi làm. Việc này vừa đáp ứng nhu cầu công việc của người lao động, vừa giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp vì thiếu nhân lực làm việc. Tuy nhiên, việc này cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy khi việc kiểm soát lây nhiễm Covid-19 hoàn toàn phụ thuộc vào yếu tố ý thức của người bị nhiễm. Các nghiên cứu khoa học cho thấy, ngay cả người nhiễm Covid-19 nhưng không có triệu chứng thì khả năng lây nhiễm cho người khác vẫn rất cao. Chưa kể, bản thân F0 đó vẫn có thể nhiễm biến thể khác ngay sau khi đã khỏi bệnh.
Bộ Y tế cần tiếp tục đưa ra các giải pháp cụ thể hơn nữa về điều kiện để F0 tham gia lao động như: điều kiện sức khỏe để tham gia làm việc, môi trường lao động... Đồng thời, cần có hướng dẫn để thanh toán chế độ người lao động được hưởng khi vừa điều trị Covid-19 vừa tham gia sản xuất. Bên cạnh đó cần có hướng dẫn kịp thời cho doanh nghiệp về việc tổ chức sản xuất trong điều kiện có F0 đang làm việc, vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch, vừa đảm bảo hạn chế lây nhiễm.
Mặc dù Việt Nam đã cơ bản bao phủ vắc xin phòng Covid-19 nhưng chưa thể coi Covid-19 là một bệnh đặc hữu như các bệnh thông thường khác bởi tốc độ lây nhiễm của nó vẫn rất cao, nảy sinh các biến chủng mới, gây ảnh hưởng tới đời sống xã hội.
![]() Theo tôi nghĩ, để thực hiện cuộc sống “bình thường mới” thì phải chấp nhận sống chung với bệnh dịch, như thế F0, F1 đi ... |
![]() Bộ Y tế vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất một số giải pháp tháo gỡ khó khăn về việc giải ... |
![]() Ngày 5/3, tại phiên họp lần thứ 13 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, Bộ Y tế đã đề xuất xin ... |
Tin mới hơn

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam
Tin tức khác
