![]() |
Một góc khu nhà ở xã hội Becamex Hòa Lợi, TP.Thủ Dầu Một. |
Theo đó, tại Kỳ họp thứ 3, HĐND tỉnh Bình Dương khoá X, các đại biểu đã nêu phản ánh của cử tri đến Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương về thực trạng số lượng nhà ở vẫn chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu ngày càng lớn của lao động nhập cư, nhất là công nhân và người thu nhập thấp. Nhiều địa bàn đông công nhân lao động vẫn chưa có dự án nhà ở xã hội như: thị xã Tân Uyên, TP. Dĩ An, TP. Thuận An, thị xã Bến Cát,...
Đặc biệt, trong thời điểm dịch Covid-19 vừa qua đã phản ánh tình trạng không gian nhà trọ nhỏ hẹp là điểm yếu trong việc phòng dịch khiến nhiều công nhân lao động bị lây nhiễm Covid-19. Vì vậy, các đại biểu muốn biết giải pháp của Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương để phát triển nhà ở xã hội, nhà ở thu nhập thấp cho công nhân trong thời gian tới ra sao?
Trả lời về vấn đề này, ông Võ Hoàng Ngân, Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương cho biết, trong giai đoạn 2011-2015, Bình Dương có 23 dự án nhà ở xã hội hoàn thành và đã đưa vào sử dụng với tổng diện tích sàn 431.488m2, số căn hộ là 9.618, đáp ứng nhu cầu cho 37.500 người. Giai đoạn 2016-2020, Bình Dương đã đầu tư xây dựng được khoảng 1.330.944m2 sàn nhà ở, tính đến nay trên địa bàn toàn tỉnh đã thực hiện được khoảng 1,8 triệu m2 sàn nhà ở.
Trong thời gian tới tỉnh sẽ tập trung triển khai đề án phát triển nhà ở xã hội giai đoạn 2021–2025 và những năm tiếp theo.
Trong đó, tiến hành rà soát quy hoạch các khu công nghiệp đã, đang và chuẩn bị triển khai thực hiện trên địa bàn, đảm bảo các tiêu chuẩn, quy chuẩn các thiết chế của công đoàn, đầu tư xây dựng nhà ở lưu trú cho công nhân, nhà trẻ, siêu thị và các công trình văn hóa, thể thao… để nâng cao đời sống công nhân trong các khu công nghiệp, đảm bảo giải quyết nhu cầu cho công nhân, người lao động tại các khu công nghiệp trong tỉnh.
Tập trung chú trọng đến việc phát triển nhà lưu trú công nhân trong các khu, cụm công nghiệp nhằm chủ động tổ chức sản xuất khi có dịch bệnh xảy ra.
Đồng thời đôn đốc các chủ đầu tư triển khai xây dựng nhà ở xã hội, được bố trí quỹ đất trong các đồ án quy hoạch chi tiết được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đã đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật dành để xây dựng nhà ở xã hội. Kiên quyết thu hồi đối với các chủ đầu tư không triển khai hoặc triển khai chậm với tiến độ đã phê duyệt.
Bên cạnh đó, khuyến khích người dân xây dựng nhà trọ cho thuê theo mô hình nhà ở xã hội cho thuê. Tổ chức kiểm tra, hướng dẫn hộ gia đình, cá nhân từng bước cải tạo theo tiêu chuẩn quy định, nhằm nâng cao chất lượng sống cho công nhân, người lao động trong loại hình nhà này.
Đề xuất mở rộng chính sách hỗ trợ cho vay đối với các hộ gia đình, cá nhân đầu tư xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo nhà trọ cho công nhân, người lao động, sinh viên thuê trên địa bàn tỉnh đạt chuẩn theo quy định.
Phối hợp các sở, ngành sử dụng nguồn quỹ phát triển nhà ở xã hội, để đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân, người lao động. Đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, kiến nghị Chính phủ, Bộ Xây dựng có cơ chế riêng đối với trình tự, thủ tục thực hiện dự án phát triển nhà ở xã hội nhằm thu hút các nhà đầu tư tham gia phát triển.
![]() Cuộc thi “Trai xinh – Gái đẹp các Khu công nghiệp” tháng 12 đã nhận được nhiều video TikTok dự thi của các thí sinh. |
![]() Thông tin nhạc sỹ Phú Quang qua đời sáng nay (ngày 8/12) khiến nhiều người xót xa. "Người nghệ sỹ lang thang hoài trên phố" ... |
![]() Vụ việc Quốc ca bị tắt tiếng đầu trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam - Lào gây nên vô vàn bức xúc và cả ... |
Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo
Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường
