![]() |
Sự việc tắt tiếng "Tiến quân ca" trên YouTube trong trận Việt Nam - Lào vào tối 6/12. |
Từ 2016, gia đình cố nhạc sĩ Văn Cao đã hiến tặng cho Nhà nước bản "Tiến quân ca" - Quốc ca của nước nhà và đại đa số hiểu mặc nhiên rằng đó là tài sản chung của quốc gia và không ai có quyền kiếm tiền từ bản nhạc đó.
Nhưng ở Việt Nam là thế còn khi ra “sân chơi” với thế giới chúng ta phải tuân thủ những luật lệ, Hiệp định, Hiệp ước… đã ký kết và sự cố ồn ào quanh bản "Tiến quân ca" cũng không thể là ngoại lệ.
Sáng ngày 7/12, lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có buổi làm việc với cơ quan ban ngành sau sự việc tắt tiếng "Tiến quân ca" trên YouTube trong trận Việt Nam - Lào vào tối ngày 6/12. Lãnh đạo Bộ này khẳng định cá nhân, tổ chức cần thực hiện nghiêm, không được có bất kỳ hành vi nào ngăn chặn việc phổ biến Quốc ca Việt Nam. Nhưng đó là “trong nhà bảo nhau”, còn ra ngoài quốc gia sự việc đâu đơn giản như thế!
Trong âm nhạc, theo thông lệ và quy định có 2 loại bản quyền chính là bản ghi âm là nội dung ghi lại âm thanh thực, kể cả được thực hiện trong phòng thu âm. Loại bản quyền này có thể do nghệ sĩ biểu diễn và nhà sản xuất âm nhạc hoặc kỹ sư thu âm cùng sở hữu. Đây là bản ghi nhạc Quốc ca mà YouTube "soi" bản quyền và công ty nào sở hữu có quyền báo cáo, kiếm tiền không có gì sai. Loại nhạc này họ bỏ công sức, tiền bạc vào để tạo ra thì họ có quyền kinh doanh thu tiền đúng rồi. Chưa hiểu luật “chơi chung” thì ném đá họ chẳng có gì lạ!
Loại thứ hai là bản sáng tác nhạc có nội dung bao gồm bản nhạc và lời bài hát, có thể được viết trên giấy hay được ghi lại bằng thiết bị điện tử. Loại bản quyền này có thể thuộc về một hoặc nhiều nghệ sĩ soạn nhạc và nghệ sĩ viết lời. Gia đình cố nhạc sĩ Văn Cao tặng cho nước nhà bản nhạc này và thực tế hay theo luật lệ quốc tế thì chúng ta cũng chỉ có quyền với bản đấy.
Tối ngày 6/12, trên YouTube, Next Media chủ động tắt nhạc Quốc ca vì sợ dính bản quyền, không kiếm được tiền mà FPT đã từng bị trong trận Việt Nam gặp Ả Rập Xê Út hôm 16/11 chứ không phải do bất cứ công ty nào khác làm. Họ làm đơn thuần vì lợi ích kinh tế và lo ngại cho kênh YouTube của mình, điều đáng buồn nhưng khó trách.
Bản quyền bản phối này hiện do hãng đĩa Marco Polo (Mỹ) nắm giữ. Khi đã bỏ tiền mua hay sản xuất trên cơ sở nào đó thì cực kì khó để họ vi phạm quy định, luật lệ mà hơn ai hết họ hiểu rất rõ!
Còn chúng ta, cụ thể là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thấy hãng nào đó làm vậy là sai thì có quyền kiện ra Tòa để đòi lại công bằng và “tài sản quốc gia” chứ chỉ tuyên bố với nhau không giải quyết được gốc của vấn đề. Còn không thì với những Nhà hát giao hưởng, dàn nhạc hùng hậu cùng đội ngũ phối âm, phối khí đông đảo như thế thì nên tổ chức thu âm riêng, đăng kí bản quyền để cả nước dùng chung, cho sử dụng rộng rãi. Khi đi đâu, làm gì thì đưa cho người ta phát thì không còn lo gì bản quyền!
Đây không phải là lần đầu tiên và chắc chắn sẽ chẳng là lần cuối nếu các cơ quan có trách nhiệm của Việt Nam tiếp tục không làm tới cùng vụ này. Nếu thấy có đủ mọi quyền sở hữu và bị vi phạm, lợi dụng thì Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nên tìm các luật sư giỏi, hãng luật tốt để đòi lại quyền đáng có. Lẽ ra VFF phải cung cấp nhạc Quốc ca có bản quyền cho Ban tổ chức chứ không phải để xảy ra sự cố rồi sáng hôm sau mới vội vàng gửi sang.
Trách nhiệm lớn nhất vụ việc thuộc về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi phụ trách và quản lý lĩnh vực này. Các Hiệp định, Hiệp ước hay "A,BC,D" gì đó về sỡ hữu trí tuệ đã ký từ lâu, quy định của YouTube cũng có từ lâu và bản sáng tác của cố nhạc sĩ Văn Cao đã hiến tặng từ 2016. Giờ đây chính nơi này phải có ngay những hành động cụ thể, kịp thời, đúng luật nước nhà lẫn quốc tế để “trả lại” Quốc ca trong bất kì nền tảng phát sóng nào cho dân chúng.
![]() Với kết quả 4-0, Đội tuyển Việt Nam đã có chiến thắng áp đảo trước Indonesia ở vòng loại thứ 2 World Cup 2022 khu ... |
![]() "Lời nguyền 10 năm" liệu có được hóa giải với đối thủ nhiều duyên nợ như Thái Lan, đang là câu hỏi được không ít ... |
![]() Nhiều phe vé sẵn sàng cho không người đi đường vé xem trận Việt Nam – UAE trước giờ G vì ế ẩm. |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
