![]() |
Bác sĩ khám cho bệnh nhân nhiễm virus corona đầu tiên ở Việt Nam. (hiện nay đã khỏi bệnh) Ảnh: D.P |
Theo đó, bác sỹ Bách chia sẻ hình ảnh 5 chiếc khẩu trang “kháng khuẩn” mà bác sỹ này nhận được. “Nhưng mình không thấy nó có vẻ gì là kháng khuẩn cả vì nó chỉ có 2 lớp mỏng dính như cái lớp áo ba lỗ mình đang mặc. Ai hay nói phì nước bọt thì chắc là khẩu trang ướt sũng luôn.”- Bác sỹ Bách chia sẻ.
Cũng theo bác sỹ Bách, những chiếc khẩu trang mà anh cùng cộng sự được phát theo tiêu chuẩn “bẩn thì giặt, không được dùng xong vứt đi; dùng trong mọi hoàn cảnh, cả trong và ngoài lúc tham gia khám chữa bệnh”.
![]() |
Khẩu trang y bác sỹ Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương được cấp phát. Ảnh: NVCC |
Từ thực trạng trên, bác sỹ Bách nêu một loạt lời “xin” gửi tới xã hội:
“Xin đừng phát chẩn khẩu trang y tế ngoài vỉa hè, giữa chợ, giữa công viên nữa! Hãy phát xà phòng, nước rửa tay và cung cấp đủ nước sạch để rửa tay thường xuyên là đủ ổn rồi.
Xin đừng bắt tất cả các cháu học sinh, sinh viên, các thầy cô giáo, nhân viên các công sở... phải dùng khẩu trang y tế khi đến trường học, nơi làm việc nữa! Khẩu trang vải thông thường là đủ ổn rồi.
Xin đồng bào đừng đeo khẩu trang y tế mỗi khi ra khỏi nhà nữa! Khẩu trang vải thông thường là đủ ổn rồi”.
Trong bài viết (hay có thể gọi là thư ngỏ, là tâm thư) của mình, bác sỹ Bách liên tục nhờ các đồng nghiệp xác nhận và cập nhật tình hình khẩu trang ở các cơ sở y tế khác. Tức là, có thể, tình trạng “đánh giặc bằng đạn giấy” của đơn vị bác sỹ Bách chưa chắc biểu đạt cho tình trạng y tế nói chung. Và, nghịch cảnh trớ trêu “nhà thầu bệnh viện em (Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương - người viết) không nhấc máy nghe điện của khoa dược bệnh viện em gọi đến” có thể chỉ là cá biệt.
Song, cho dù chỉ có một đơn vị đang phải oằn mình khám chữa, phục vụ người bệnh (trong đó có các bệnh nhân hô hấp) cũng là việc cần xem xét nghiêm túc. Những người ở “trận tiền” đang chịu nhiều rủi ro nhất, được đặt nhiều kỳ vọng nhất không đáng phải chịu cảnh làm trong sợ hãi ấy.
Và hãy đọc thật kỹ 3 điều “xin” của bác sỹ Bách. Đó chính xác là những điều đang xảy ra những ngày vừa qua. Khẩu trang y tế được phát khắp nơi nơi (và vứt khắp nơi nơi). Người người mua khẩu trang y tế, nhà nhà tích trữ khẩu trang y tế. Người dân dùng khẩu trang y tế ngay khi ra khỏi nhà.
Tất nhiên, lòng tốt khi phát khẩu trang miễn phí đáng được ghi nhận. Sự cẩn trọng bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng cũng là điểm tích cực.
Nhưng nhìn lại tình cảnh bác sỹ Bách và các cộng sự, câu chuyện được mở ra thêm rất nhiều. Rằng lòng tốt hãy cân bằng lại; sự cẩn trọng nên đặt đúng chỗ (Bộ Y tế chỉ khuyên đeo khẩu trang nơi đông người chứ không khuyên cứ ra đường là đeo khẩu trang). Và, cần nhiều hơn sự quan tâm của toàn xã hội tới đội ngũ y bác sỹ, nơi tuyến đầu chống dịch.
Vì xét cho cùng, như lời bác sỹ Bách kết luận sau những lời “xin”: Không nên vì chống giặc mà mỗi người dân tích trữ riêng cho mình vài ba viên đạn trong khi súng của bộ đội lại đang hết đến những viên đạn cuối cùng. Như ở đây là đã bắt đầu phải dùng đến đạn nhựa ở súng đồ chơi trẻ con. Đừng để bộ đội đánh giặc bằng đạn giấy.
Các bạn biết thương các nhân viên y tế, dành cho họ những vũ khí để họ chống dịch thì họ mới đủ khả năng bảo vệ các bạn và gia đình của bạn thoát dịch.
![]() Tính đến 7h sáng nay, ngày 5/3, 83 quốc gia/vùng lãnh thổ có bệnh nhân dương tính với Covid-19. Tình hình Covid-19 ở Italia diễn biến ... |
![]() Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, bốn bệnh nhân tại Hàn Quốc đã qua đời tại nhà riêng, trong khi nhân viên ... |
![]() Biết ơn với TP.HCM, chọn cách cọ rửa nhà vệ sinh để 'thay lời muốn nói', cùng những chia sẻ chân thật và lạc quan ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
