![]() |
Một số người từ châu Âu trở về Việt Nam đã mất bình tĩnh gây náo loạn tại sân bay. Ảnh: P.V |
Một nhóm người Việt ở châu Âu trên đường từ Ba Lan về sân bay Việt Nam để tránh dịch Covid-19. Sau một thời gian chờ đợi ở sân bay để về khu cách ly, một số người đã mất bình tĩnh gây cảnh náo loạn ở sân bay.
Cán bộ trực tiếp đối thoại đã ôn tồn giải thích: “Xe bên Ban Chỉ huy quân sự, Bộ Tư lệnh Thủ đô đưa về nơi tập trung rồi. Hiện giờ các xe đang quay lại để đón các đoàn tiếp theo. Theo các anh thông báo thì khoảng 3 rưỡi chiều xe sẽ lên đây. Việc này mong các anh chị thông cảm vì xe đón đảm bảo yếu tố phải khử trùng trước khi lên đón các anh chị”.
Tuy nhiên, tình hình càng hỗn loạn bởi một người phụ nữ kích động nhóm người với thái độ bực bội, lớn lối.
Họ đã nói: "Cứ ùn ùn nhau đến là đưa nhau chết".
Họ đã nói: "Anh xem sống kiểu gì?"
Họ đã nói: "Ai trường hợp nặng anh cho đi, ai trường hợp nhẹ cho đi tự cách ly"
Họ đã nói: "Không phân loại (đi cách ly) cứ người nặng, người nhẹ đi với nhau là chết hết rồi".
Châu Âu đang hỗn loạn, những người Việt về nước trốn dịch cũng không có gì đáng trách. Chính một người Việt từ Hàn Quốc trở về đã viết trong lưu bút sau khi kết thúc cách ly: “Tổ quốc là nơi không bao giờ bỏ rơi chúng ta”. Đất mẹ luôn dang rộng vòng tay đón những đứa con xa xứ trở về nương náu trong cơn hoạn nạn toàn cầu.
Song, vòng ôm chở che của “mẹ” chưa kịp ấm người, một vài người đã sổ toẹt vào sự đùm bọc trong cơn hoạn nạn ấy. Họ đã nạt nộ cơ quan công quyền; không thấu hiểu những khó khăn bủa vây đất nước; không chờ nổi vài tiếng và đưa ra yêu sách.
Họ chê suất bánh mỳ kẹp mà lực lượng chức năng đã chuẩn bị. Họ mang trẻ con ra làm “con tin” mặc cả mà rằng đứa trẻ cần sữa… Trong khi, hành trình di chuyển vạn dặm, bố mẹ nào không chuẩn bị những đồ ăn thức uống cần thiết cho những đứa con?
Họ quên mất rằng, một phần khiến đất nước khốn khó như hiện nay chính là bởi những người từ nước ngoài trở về và trốn cách ly. Hành động trốn cách ly ấy đã khiến cho cả cộng đồng phải gánh chịu từ nguy cơ sức khỏe, thiệt hại kinh tế tới thay đổi nhịp sống.
Vậy hà cớ gì họ đòi hỏi “tự cách ly”?
Hãy nhớ, kể cả con đại gia thuê chuyên cơ, hay những người có tiền, có quyền đều chung một quy chuẩn về cách ly. Quy chuẩn ấy là thước vàng cho kỷ cương xã hội, là tấm lá chắn bảo vệ bản thân mỗi người và xã hội.
Và người đang chịu nạt nộ không phải chỉ là cán bộ đứng lẻ loi kia mà chính là cả cộng đồng đang phải tập trung từng phút từng giây phòng chống dịch.
Anh chị hãy nhớ, không ai có quyền lớn lối “đòi quyền lợi” bằng việc phá bỏ quy tắc cách ly.
Dù họ có trở về, từ sao Hỏa!
![]() Do ảnh hưởng của không khí lạnh nên dự báo khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông, trời chuyển lạnh trong ngày 18/3. |
![]() Mùa dịch Covid-19 kéo dài, nhiều người lao động lao đao vì nghỉ việc không lương. Hàng trăm chi phí sinh hoạt buộc họ phải ... |
![]() Dịch Covid-19 đang bước vào giai đoạn mới với nhiều diễn biến phức tạp. Việc tìm kiếm phương thuốc giải cho căn bệnh này có thể ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
