![]() |
Cô gái Thùy Dung tại trung tâm cách ly. Ảnh: NVCC |
Để tỏ lòng biết ơn vì TP.HCM đã hỗ trợ, cô gái đang trong thời gian cách ly chia sẻ hài hước: "Nghĩ một hồi, mình quyết định sẽ đi... cọ nhà vệ sinh. Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tuỳ theo phạm vi cách ly của mình”.
Đó là chia sẻ chân thành pha chút hài hước của Nguyễn Thùy Dung, đang học thạc sĩ Luật Quốc tế, ĐH HanYang (Hàn Quốc). Cô đang ở trong 14 ngày cách ly sau khi trở về từ Hàn Quốc.
Dung đang thu hút sự chú ý của dư luận bởi nhật ký cách ly của mình. Theo đó, thay vì biến việc cách ly trở nên gò bó và chán chường, Dung đã và đang tạo những niềm vui tại khu cách ly cũng như truyền cảm hứng tới cộng đồng bên ngoài.
Cụ thể, Dung viết nhật ký hành trình với tên gọi tếu táo: “Con ơi hồi 28 tuổi mẹ bị cách ly”. Ở đó, Dung ghi lại đầy đủ quá trình cách ly đầy lạc quan và năng nổ của mình. Cô phát động phong trào chơi cầu lông, nhảy dây trong khu cách ly. Với việc luyện tập này, mọi người vừa vui, vừa nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng. Tất nhiên, các vật dụng đều được các nhân viên y tế khử trùng rất cẩn thận.
Cô cũng chế lại lời ca khúc “Để Mị nói cho mà nghe” rồi nhờ bạn hát, nâng cao tinh thần văn nghệ, sự lạc quan của những người vô tình bị cách ly. Hay Dung cũng chia sẻ về các câu chuyện ở khu cách ly mà ở đó, đằng sau mỗi câu chữ đều là những sự cảm phục đối với đội ngũ y, bác sỹ, nhân viên y tế, các bộ phận chức năng đang hỗ trợ những người bị cách ly.
Quay trở lại câu trích dẫn ban đầu, Dung cũng biết ơn vì đã được hỗ trợ trong thời gian cách ly. Lời “biết ơn” thành chữ này chắc chắn khiến những người làm chính sách hay những bộ phận đang trực tiếp tham gia chống dịch thấy ấm lòng.
Nó giống như lời nói lúc ra viện của các bệnh nhân Vĩnh Phúc: “Vì chúng em mà cả nước vất vả, em xin lỗi!”.
Và, nó khác xa với thói trịch thượng chê bai đồ ăn, cơ sở vật chất (Dung bày tỏ lòng biết ơn bằng việc… cọ toilet cho sạch thay vì chỉ trích). Nó cũng đối lập với phát ngôn “kinh điển” của người livestream trốn cách ly.
Lòng biết ơn ấy cũng đang truyền cảm hứng cho cả cộng đồng bên ngoài. Rằng những khó khăn, thiếu thốn hôm nay chỉ là thuốc thử cho thái độ con người. Nếu chúng ta mở lòng, thì môi trường xung quanh cải biến, tích cực hơn rất nhiều.
Và nếu chúng ta đón nhận những điều trái với mong đợi với một thái độ lạc quan, thì bản thân chúng ta cũng đỡ mệt mỏi chán chường. Đó không phải riêng với chuyện cách ly hay bệnh dịch. Nó là lẽ sống ở đời.
![]() Tính đến 7h sáng nay, ngày 3/3, 76 quốc gia/vùng lãnh thổ có bệnh nhân dương tính với Covid-19. Italia hiện là quốc gia có nhiều ... |
![]() Không chỉ đo thân nhiệt, đeo khẩu trang, hay rửa tay sát khuẩn,... trường học tại Đà Nẵng còn áp dụng các biện pháp như ... |
![]() Chủng mới của virus corona (nCoV) có thể sử dụng những gai chìa ra bám vào các thụ thể trên bề mặt tế bào, xâm ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
