|
Cụ thể, theo Báo Lao Động, 3 năm đầu, Linh thi Học viện Biên phòng với số điểm lần lượt là 20; 27,75; 27,75 khối C00 (Văn- Sử- Địa). Linh còn được cộng thêm 0,25 điểm vùng.
Tuy nhiên, em vẫn không thể đỗ vì lần em gần với ngưỡng cửa ĐH nhất là em đủ điểm để xét hệ số phụ (tức là nhà trường còn vài suất nhưng còn quá nhiều em có điểm cao giống nhau nên trường phải lập hệ số phụ liên quan tới điểm từng môn). Và Linh đã trượt bởi hệ số phụ.
Năm nay, năm thứ 4 thi ĐH, Linh vẫn giữ phong độ đạt 28,25 tổng điểm. Thêm điểm cộng khu vực, em có 28.5 điểm để chờ kết quả điểm chuẩn. Rút kinh nghiệm những lần trước, lần này, Linh đăng ký NV1 là ngành Luật Kinh tế (ĐH Luật Hà Nội); NV2 là Sư phạm Ngữ văn (ĐH Sư phạm) và ĐH Hải Phòng.
Kết quả, Linh lần lượt trượt cả ĐH Luật Hà Nội và ĐH Sư phạm. Em may mắn "lách qua khe cửa hẹp", đủ đỗ vào ĐH Hải Phòng với NV2, chấm dứt quá trình 4 năm thi với 3 năm ròng điểm tiệm cận tuyệt đối mà không thể đỗ ĐH.
Câu chuyện của Linh phản ánh khá rõ thang đo điểm chuẩn ĐH đã “lạm phát” như thế nào những năm vừa qua. Ranh giới giữa thủ khoa và trượt ĐH đôi khi chỉ là 0.5 hoặc 0.05 (với trường hợp các ngành điểm chuẩn 29.95).
Nhìn vào bức tranh rộng, những năm gần đây, khối C nhiều ngành nghề đã có nhiều ngành lấy điểm tuyệt đối hoặc tiệm cận tuyệt đối. Cụ thể, hàng loạt ngành “hot” của Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) đã cán mốc điểm chuẩn không tưởng cho khối C00 (tổ hợp 3 môn (Văn - Sử - Địa) lần lượt là: Đông Phương học (29.95); Hàn Quốc học (29.95); Quan hệ Công chúng (29.95); Báo chí (29.9)...
Người ta sẽ có nhiều cách lý giải về việc kỳ thi hiện tại là lấy điểm thi tốt nghiệp để thay thế điểm ĐH như trước. Hoặc, nhiều suất đã được các thí sinh đạt các cơ chế ưu tiên của trường đặt ra để giành mất, khiến số lượng suất dự ĐH ít hơn. Tất cả đều có lý nhưng điểm chuẩn như trên vẫn rất vô lý.
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức chia sẻ trên Báo Dân Trí về cảm nhận của ông khi thấy kết quả này: "Mừng không? Nói thẳng là không! Điểm cao mà vẫn nóng hết cả mặt!"
Khi điểm chuẩn ĐH tiệm cận tuyệt đối đồng nghĩa càng ngày, điểm càng mất giá trị. Đỗ - trượt, cuộc chơi chỉ cách nhau những "sát na" rất nhỏ. Có vô vàn điều có thể tác động tới điểm thi như trên, nhất là khối C, có môn Văn.
Môn Văn vốn không có thang điểm chính xác, dù vẫn chấm điểm qua "barem" gạch đầu dòng các ý. Nhưng để đạt điểm tối đa "barem" ấy, thí sinh phải đạt tiêu chí diễn đạt thuyết phục, dẫn chứng chính xác, thể hiện khả năng cảm thụ văn học… Những tiêu chí này dẫn đến biên độ dao động có thể lên tới 0.5 điểm cho môn học của tâm hồn bởi “gu” của giám thị. Và 0.5 điểm ở mức điểm chuẩn gần như tuyệt đối thì là sai số quá lớn cho các em.
Thêm nữa là điểm khu vực, Linh sở dĩ không thể đỗ NV1 suốt 4 năm dù điểm em cao ngất là bởi điểm cộng khu vực của em chỉ có 0,25. Điểm này là thấp so với các vùng, các tiêu chí khác đã cộng điểm cho các thí sinh vùng sâu, vùng xa.
Việc cộng điểm khu vực không có gì là sai. Nhưng đến khi điểm chuẩn đang tiệm cận tuyệt đối, 0.5 điểm là quá giá trị chứ đừng nói là 1 điểm, 2 điểm cộng vì khu vực. Rõ hơn, như điểm chuẩn các ngành “hot” của Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn, hàng trăm thí sinh đã vượt qua điểm gần như tuyệt đối trong khi cả nước chỉ có 2 con 10 môn Ngữ văn. Đồng nghĩa, những học sinh thành phố không có điểm khu vực gần như không có bất cứ cơ hội gì vào những ngành này.
Môn Ngữ văn, điểm khu vực chỉ là ví dụ điển hình, có vô vàn những biến số khác có thể khiến thí sinh phải cậy nhờ rủi may ngoài năng lực tự thân. Các em không được lựa chọn nơi sinh, không được biết rằng giọng văn của mình có “hợp gu” giám thị không thì các em không thể tự tin dù các em có làm bài tốt đến đâu, dù các em có đạt tới 28,25 trên 3 môn Văn - Sử - Địa.
Điều này gây nên những hệ lụy lâu dài cho một kỳ tuyển sinh mà trước nay, chúng ta vẫn coi là tôn nghiêm nhất của hệ thống. Bởi, nếu hệ thống sàng lọc có nhiều sai số, chúng ta sẽ không lựa chọn được những người tốt nhất, xứng đáng nhất. Và khi cuộc chơi không còn hoàn toàn công bằng và sòng phẳng từ giá trị tự thân thí sinh thì cuộc chơi ấy cần phải xem lại luật chơi.
Không thể để người trong ngành thấy điểm cao không mừng mà “nóng mặt” được!
Nếu bạn đồng tình với góc nhìn trong bài viết thì có thể mời tác giả Mỹ Anh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee"
Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
![]() Ngày 1/7, Trường Đại học Công đoàn tổ chức Lễ bế giảng và trao bằng tiến sĩ, cử nhân. Tham dự buổi lễ có đồng ... |
![]() 17h chiều qua (20/8), hệ thống tuyển sinh của Bộ Giáo dục & Đào tạo (GD&ĐT) đã “khóa sổ”. Số liệu thống kê cho thấy ... |
![]() Hai anh em người Hàn Quốc cùng học chung một chuyên ngành Việt ngữ học tại Trường Đại học Tôn Đức Thắng (TP. Hồ Chí ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt
Tin tức khác

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
