![]() |
Điểm bầu cử đặt tại Trường THCS Mạc Đĩnh Chi, số 66 phố Phó Đức Chính, Hà Nội |
Sáng nay ở mọi khu vực bầu cử trong thành phố Hà Nội đều trang hoàng rất đẹp đẽ và trang trọng. Nhưng ở điểm tôi đi bỏ phiếu này, ngoài sự trang trọng, đẹp đẽ và thuận tiện, ngoài cảm giác tự hào được đi làm quyền công dân, trong tôi còn trào dâng một nỗi xúc động bởi những kỷ niệm của quá khứ gắn với địa danh này chợt ùa về.
Trường Mạc Đĩnh Chi này có một lịch sử rất lâu đời và cũng thật đặc biệt. Nó có lẽ là ngôi trường duy nhất ở Thủ đô có chung khuôn viên với một ngôi đình - đình An Trí. Hay nói đúng hơn thì nó được xây dựng nên từ vườn cây của một ngôi đình.
Đời vua Trần Thánh Tông với chính cung Minh Đức hoàng hậu có một người con nuôi được đặt tên là Uy Lang. Khi Uy Lang tròn 20 tuổi, dưới thời vua Trần Nhân Tông, quân Nguyên do tướng Toa Đô đem hơn bốn mươi vạn quân sang chiếm nước ta. Uy Lang được sự cho phép của nhà vua, đã lập đội quân Hưng Nghĩa và tự lấy hiệu là Thiền Tử Quân, phối hợp với với các cánh quân của Hưng Đạo, Nhật Duật ở Vạn Kiếp và nhiều trận chiến khác để lập nên những chiến thắng oanh liệt.
Do Uy Lang có nhiều công tích, ngài được phong là Dâm Đàm Đại Vương. Giờ Ngọ ngày 8/8 năm Canh Tý, Dâm Đàm Đại Vương qua đời không rõ lý do, khi tròn tuổi 36. Nhà vua thương nhớ quyết định lập miếu thờ tại nơi “nhặt” được Uy Lang lúc nhỏ để ban khen bậc minh đức và đặt tên là đình An Trí.
Trước thế kỷ XIX, đây là đất phường Yên Hoa. Tới đầu thế kỷ XIX, phường Yên Hoa chia ra một số thôn nhỏ: Yên Phụ, Yên Canh, Yên Định, Yên Ninh, Trúc Bạch…
Dấu vết các thôn này nay là các đình miếu cổ: Đình Trúc Yên ở số nhà 62 (trong ngõ Trúc Lạc gần đình Trúc Yên, ngay sát ngôi trường Mạc Đĩnh Chi, mang tên vị “Lưỡng quốc Trạng nguyên” đời Trần, lại có nhà riêng của tướng Nguyễn Sơn, vị “Lưỡng quốc tướng quân” thời đại Hồ Chí Minh)
Rồi đình An Trí trên đất Yên Canh cũ ở số 66; đình Yên Định ở số nhà 100 Phó Đức Chính. Sau này người Pháp đập bỏ ngôi đình ở số nhà 100 này, xây 1 ngôi biệt thự tuyệt đẹp. Một trong những chủ nhân của biệt thự này (sau 1954) là Kiến trúc sư Hoàng Như Tiếp, người đã cùng Kiến trúc sư Nguyễn Trực Luyện thiết kế và chỉ đạo thi công ngôi nhà sàn Bác Hồ ở trong Phủ Chủ tịch.
Vào năm 1900 đến 1902, ngay trong vườn đình An Trí (thôn Yên Phụ, nay thuộc phường Trúc Bạch), người Pháp đã xây dựng một Trường Thông ngôn Thuộc địa (trường đào tạo những người phiên dịch), tên Pháp là Trường Nordemann.
Sau này Trường Thông ngôn giải thể, nhường chỗ cho các học trò tiểu học nên có tên là trường Yên Phụ, do một người Pháp làm hiệu trưởng. Nhà văn Tô Hoài khi nhỏ đã được mẹ dắt đến theo học lớp bét của trường tiểu học này.
Bây giờ nó có tên gọi là Trường THCS Mạc Đĩnh Chi, mang tên một vị “Lưỡng quốc trạng nguyên” đời Trần.
Nhìn về mặt xã hội, rõ ràng địa điểm này đã mang trong mình một giá trị to lớn, thậm chí phải gọi là vĩ đại về văn hóa. Khẳng định như vậy bởi lẽ vào giai đoạn lịch sử đó, khi dân tộc Việt Nam chưa có chữ viết riêng, không có nền văn học chữ Quốc ngữ, thì chính cơ sở này đã đào tạo ra những con người, với những tài năng đặc biệt, chịu ảnh hưởng của nền tri thức Tân học (lớp trí thức Tây học). Họ là các bậc trí thức sau này đểu nổi tiếng đất Việt và thế giới đương thời như Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh và nhiều gương mặt đáng kính khác ….
Tứ danh kiệt Bắc Kỳ đầu thế kỷ 20 là các cụ Quỳnh, Vĩnh, Tố, Tốn. Đó là Phạm Quỳnh (1892 - 1945), Nguyễn Văn Vĩnh (1882 – 1936), Nguyễn Văn Tố (1889-1947), Phạm Duy Tốn (1881 – 1924). Cả bốn ông đều là những học giả uyên bác, nổi tiếng đương thời, ngay cả người Tây cũng phải nể trọng. Các ông đều là nhà báo, nhà hoạt động xã hội và bôn ba đủ kiểu. Và cả 4 ông đều học Trường Thông ngôn Yên Phụ (Collège des Interprètes de Hanoi).
Lớp trí thức này là những người tiên phong trong việc cổ vũ, quảng bá, phổ cập cho xã hội, cho dân chúng (chí ít là ở phần Bắc và Trung Việt Nam) học chữ Quốc ngữ. Phong trào được khởi xướng từ ý tưởng của chí sỹ Phan Chu Trinh (1872-1926), song những người thực nghiệm và thực hiện thắng lợi lý tưởng của Phan Chu Trinh trong lĩnh vực khai dân trí, chính là lớp trí thức này.
Từ những năm 1929-1931, phát huy tinh thần yêu nước của những người đi trước, trường Yên Phụ có nhiều học sinh tham gia cách mạng. Tại đây, một trong những cơ sở đầu tiên của Đoàn thanh niên cộng sản thành phố Hà Nội đã được thành lập đó chính là Chi đoàn thanh niên cộng sản trường Yên Phụ.
Tròn 90 năm trước, ngày 4/1/1931, 7 thanh niên ưu tú đã khai hội bí mật tại nhà một giáo viên trường Yên Phụ để làm lễ tổ chức thành lập Đoàn thanh niên cộng sản.
Trong số 7 thanh niên tham gia có đồng chí Nguyễn Hoàng Tôn, tên thật là Phạm Hữu Mẫn, sinh năm 1914 tại làng Trích Sài (Bưởi), Hà Nội. Tham gia cách mạng từ khi tuổi còn nhỏ nhưng sự gan dạ, lòng dũng cảm của cậu học trò đã được tổ chức tin cậy giao nhiều nhiệm vụ: Làm giao thông liên lạc cho Xứ ủy và tham gia diễn thuyết, rải truyền đơn, bảo vệ vận chuyển vũ khí, cảnh báo những tên tay sai đắc lực của thực dân Pháp. Ngày 20/4/1931, đồng chí Nguyễn Hoàng Tôn bị địch bắt và kết án tử hình.
Sáng nay khi bỏ phiếu bầu cử xong vào lúc hơn 8h, tôi cứ đứng ngắm mãi ngôi trường cấp 1 của mình xưa và thấy cuộc đời trôi đi nhanh quá.
Đã hơn nửa thế kỷ qua đi kể từ ngày tôi bỡ ngỡ bước chân vào lớp 1 tại ngôi trường này, nay thì những anh chị trong Ban bầu cử khu phố rất nhẹ nhàng, chu đáo, giỏi giang kia đều là đàn con, đàn cháu của lứa chúng tôi ở khu phố này và từng học tại trường này cả.
Có cả cảm giác bâng khuâng xen lẫn tự hào khi nhìn vào danh sách các vị ứng cử Đại biểu Quốc hội và HĐND dán trang trọng trên tường phòng bỏ phiếu. Hầu hết họ đều rất trẻ so với lịch sử ngôi trường này và lịch sử đất nước. 14/15 vị đều sinh ra trong những năm tháng hoà bình, những năm sau giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Lịch sử đã thật sự sang trang khi nhìn vào danh sách các vị ứng cử đại biểu. Tương lai của cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước đã thuộc về những người làm chủ thời đại 4.0 một cách đầy giỏi giang ngang tầm quốc tế.
Tôi đứng ngắm ngôi trường xưa và hôm nay làm 1 điểm bầu cử, rồi cứ thấy hy vọng vào những người tôi vừa bỏ phiếu bầu vào Quốc hội và HĐND hôm nay. Ngoài những nhiệm vụ chức trách của mình sau khi trúng cử, hy vọng họ sẽ luôn là những người biết trân trọng những giá trị lịch sử văn hóa, trân trọng các bậc tiền nhân có công trong quá trình dựng nước, sẽ cùng góp một tiếng nói, một ý kiến, một quyết định cho việc giữ gìn, tôn tạo lại những di tích lịch sử - văn hoá có bề dày quá khứ, trong đó có ngôi đình An Trí trong khuôn viên Trường Mạc Đĩnh Chi và di tích Trường Thông ngôn đầu tiên của nước Việt Nam đã từng tồn tại trên mảnh đất linh thiêng này.
"Nhân dịp tháng Công nhân, lại thêm một năm nữa được nhận quà Công đoàn, chị chẳng biết nói gì hơn ngoài hai chữ cảm ... |
Trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhiều người dân đang thực hiện cách ly tại nhà. Làm thế nào để thực hiện ... |
Anh N.T.N (BN2982, 28 tuổi, trú TP Hội An, Quảng Nam) - nhân viên bán vé massage tại khách sạn P.A. (quận Hải Châu, TP ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
