Những lỗ hổng đáng lo ngại Triệu người vất vả - vài người “phá nát”! |
![]() |
Các lực lượng chức năng đang căng mình siết chặt quản lý biên giới Tây Nam - Ảnh: Báo Nhân Dân |
Thông tin rất ngắn trên nói lên một vấn đề cực kỳ nóng bỏng và theo người viết là vô cùng đáng quan tâm, có phần nan giải về cách xử lý sao cho phải, dù biết là vô cùng khó.
Từ đầu năm 2020 đến nay, nhất là những ngày gần đây, khi Campuchia bùng phát dịch Covid- 19, mỗi ngày đang có hàng ngàn Việt kiều Campuchia nói riêng đang tìm cách về nước. Họ đi bằng đường mòn lối mở cũng có mà đi đàng hoàng qua cửa khẩu cũng có, nhưng dù đi bằng đường nào đi nữa thì họ đều là Việt kiều trở về đất mẹ để tránh dịch Covid-19.
Cần nhắc lại, làn sóng Việt kiều trốn Covid-19 về Việt Nam những ngày gần đây là vô cùng nhiều, vô cùng phức tạp, khó quản lý. Theo https://vi.wikipedia.org, biên giới Việt Nam - Campuchia dài khoảng 1.270 km, trong đó phần đất liền dài 1.137 km đi qua 10 tỉnh của Việt Nam từ Kon-Tum đến Kiên Giang, và 9 tỉnh Campuchia. Phần biên giới trên biển giữa hai nước thuộc Vịnh Thái Lan.
Số liệu mới đây trong chuyến đi thăm biên giới Tây Nam của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long do Báo Nhân Dân thông tin cho biết, hiện số người Campuchia gốc Việt và người Việt đang sinh sống làm ăn tại Campuchia là hơn 162 ngàn người. Trong đó, đáng lo và thương nhất là khoảng 12 ngàn lao động gốc Việt hoặc là công nhân tự do, hoặc là lao động tự do có cuộc sống rất khó khăn do nhiều nhà máy, cơ sở tại Campuchia bị đóng cửa bởi dịch Covid-19. Ngoài ra, có hàng ngàn Việt kiều sống lênh đênh trên Biển Hồ Campuchia cũng rất vất vả và bị ảnh hưởng nặng nề do Covid-19.
Báo chí chính thức trong nước thông tin, đã có hàng chục ngàn Việt kiều Campuchia về nước qua các cửa khẩu đã được cách ly tập trung và lấy mẫu xét nghiệm Covid-19.
Thế mà tin 28 Việt kiều Campuchia trốn dịch nêu trên được nhiều báo đài trong nước thông tin làm người viết bài này quá chạnh lòng, lấn cấn. Có cách xử lý nào khác thấm đậm tình đồng bào hơn không? Những người đó là Việt kiều, là người Việt cũng vì mưu sinh mà phải qua Campuchia sinh sống. Việt kiều dù ở nước nào, dù làm nghề gì cũng là người gốc Việt, cũng từ 1 trái bầu Mẹ Việt Nam, cũng đều là con của bà Âu cơ và ông Lạc Long Quân, sao nỡ “phân biệt đối xử”.
Việc Chính phủ chỉ đạo siết chặt, quản lý khép kín tuyến biên giới là hoàn toàn đúng đắn, nhưng thiết nghĩ siết chặt quản lý và đưa Việt kiều đi cách ly tập trung. Không nên có những thông tin trên. Phải chăng những Việt kiều Campuchia vì thiếu giấy tờ theo quy định nên không thể về nước qua các cửa khẩu, phải trốn chui trốn lủi đi qua đường mòn lạch sông... và khi bị phát hiện thì bị đưa trả về Campuchia?
Thiết nghĩ, nếu chúng ta đưa ra những quy định về giấy tờ, hồ sơ quá chặt chẽ, làm cho Việt kiều nào thiếu giấy tờ sẽ không thể đàng hoàng đi qua cửa khẩu biên giới, thì e rằng họ sẽ tìm đường khác mà đi, và với tuyến biên giới dài 1.270 km như nêu trên thì liệu chúng ta có đủ người để quản lý ngày đêm được không?
Mong sao có nhiều hơn nữa những dòng tin như thế này: Ngày 28/4, tại Cửa khẩu Quốc tế Xa Mát, huyện Tân Biên (tỉnh Tây Ninh), Tập đoàn Mai Linh đã bàn giao cho Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia các kiện hàng gồm lương thực và các thiết bị y tế hỗ trợ cho kiều bào Campuchia có hoàn cảnh khó khăn và phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Tổng giá trị số hàng là 20.000 USD do Quỹ An toàn giao thông - Phát triển cộng đồng (Tập đoàn Mai Linh) tài trợ.
Dù biết chúng ta đang rất khó khăn, nhưng mong Chính phủ có cách xử lý linh hoạt và thuận lợi để sao cho bất kỳ Việt kiều nào về nước tránh dịch cũng được cách ly tập trung, lấy mẫu xét nghiệm Covid-19.
![]() Bệnh nhân 2911 là tài xế lái xe tải, 28 tuổi, ở xã Việt Hùng, huyện Đông Anh, Hà Nội, đã ăn cơm gần cổng ...
|
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
