![]() |
Nhiều tờ báo đã đăng tin với nội dung: “Công an Hà Nội đề nghị Sở GTVT Hà Nội thu hồi giấy phép lái xe (GPLX) đã cấp cho 4.089 người bị tâm thần”. |
Thông tin đó khiến dư luận xã hội phải giật mình sợ hãi. Không giật mình, không sợ hãi sao được khi chúng ta hình dung cùng tham gia giao thông, đang điều khiển phương tiện giao thông bên ta là hơn 4.000 tay lái… tâm thần!
Nhưng từ đâu lại có thông tin đó? Thì ra là thế này: Ngày 13/7, tại hội nghị tổng kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022, đại diện Phòng Cảnh sát Giao thông (CSGT) Công an TP Hà Nội cho biết, qua công tác rà soát thủ tục hành chính về công tác đăng ký xe phục vụ triển khai dịch vụ công mức độ 3, mức độ 4, đơn vị đã rà soát, xác định có 4.089 người bị tâm thần. Qua đó, đơn vị đã tham mưu Công an TP kiến nghị Sở GTVT thu hồi GPLX, không cấp GPLX đối với các trường hợp nêu trên.
Nhưng sự việc không phải như vậy. Ngay trong đêm qua, vào lúc hơn 22h, thông qua Báo điện tử An ninh Thủ đô, Phòng CSGT Công an Hà Nội đã chính thức bác bỏ thông tin nói trên. Đại diện Phòng CSGT – Công an TP Hà Nội nêu rõ: “Đã có sự hiểu không đúng bản chất sự việc, dẫn đến thông tin không đúng là Công an Hà Nội kiến nghị thu hồi GPLX đã cấp cho hơn 4.000 người bị tâm thần”.
Thông tin này đã gây khó hiểu dư luận và khiến chính những người trong cuộc… bất ngờ. Thậm chí, trao đổi với phóng viên, đại diện Phòng CSGT – Công an TP Hà Nội nhìn nhận: “Thông tin như vậy sẽ khiến dư luận hiểu sai rằng, hơn 4.000 GPLX đã được cấp cho người bị bệnh tâm thần và công an phát hiện ra, từ đó kiến nghị thu hồi”.
Vậy bản chất thông tin – sự việc ở đây là gì? Thực hiện chỉ đạo của cơ quan cấp trên về triển khai các biện pháp, giải pháp phòng ngừa nguy cơ tai nạn giao thông, đồng thời thực hiện nghiêm quy trình xét duyệt, cấp GPLX, trong đó có nội dung tuyệt đối không cấp cho người bị bệnh tâm thần; thời gian qua, Phòng CSGT Công an TP Hà Nội phối hợp với công an quận, huyện, thị xã và các đơn vị chức năng đã rà soát ở 30 quận, huyện, thị xã, từ đó xác định có khoảng hơn 4.000 người bị bệnh tâm thần.
Trên cơ sở số liệu đó, Phòng CSGT đã tham mưu Công an TP Hà Nội trao đổi, kiến nghị Sở GTVT không cấp GPLX cho các trường hợp trên. Cá biệt trường hợp nào đã được cấp, sẽ phải tiến hành thu hồi. Đây là động thái hết sức cần thiết để đảm bảo an toàn cho cộng đồng và chính người bị bệnh.
“Có thể có những người bị bệnh tâm thần thể nhẹ, đăng ký thủ tục thi lấy GPLX, rồi đỗ, nhưng cơ quan quản lý vô tình không kiểm soát được. Con số này chưa thống kê được, nhưng chắc chắn không nhiều. Chứ hoàn toàn không có việc… hơn 4.000 bị bệnh tâm thần ở Hà Nội đã được cấp GPLX và giờ kiến nghị thu hồi”, đại diện Phòng CSGT nhấn mạnh và cho biết, sau khi đăng tải rồi nhận được phản hồi từ cơ quan chức năng đã có một số cơ quan báo chí “điều chỉnh” thông tin đúng với bản chất sự việc.
![]() |
Một buổi thi GPLX mô tô. Ảnh minh họa: VOV |
Tóm lại, trong diện tuổi được cấp GPLX trên địa bàn Hà Nội, theo thống kê của cơ quan CSGT thì có 4.089 người bị tâm thần nhưng chỉ có một số rất ít trong số đó đã thi đỗ và được cấp GPLX, chứ không phải có 4.089 người tâm thần đã được cấp GPLX.
Phải công nhận một điều là đại diện CSGT Công an TP Hà Nội đã trình bày thông tin không được rõ ràng, rành mạch cho lắm, khiến các phóng viên theo dõi hội nghị tổng kết của Phòng CSGT hôm qua đã bị rơi vào tình trạng hiểu sai về con số 4.089 người tâm thần là ở trong diện có thể sẽ được cấp GPLX, chứ không phải là đã được cấp. Cho nên, đến sáng nay (14/7), một số báo đã phải sửa lại thông tin đăng không rõ chiều qua. Nhiều tờ báo thì vẫn chưa đính chính lại.
Hi vọng tất cả các báo sẽ sửa lại tin này theo thông tin đêm qua đăng trên Báo điện tử An ninh Thủ đô, để dư luận hiểu đúng bản chất của con số thống kê 4.089 người tâm thần, để mọi người tham gia giao thông không phải lo lắng và luôn “thượng lộ bình an” trên mọi nẻo đường Hà Nội.
Nếu đồng tình với góc nhìn trong bài viết thì bạn có thể mời tác giả An Vinh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee"
Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả An Vinh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả An Vinh".
|
![]() Chỉ mới uống 2 chén rượu với bạn, người đàn ông không ngờ “mức phạt giờ cao quá” và không dám uống rượu bia lại ... |
![]() Nếu Dự thảo Luật Bảo đảm trật tự an toàn Giao thông Đường bộ do Bộ Công an trình lên Chính phủ được duyệt, người ... |
![]() Vụ Quản lý phương tiện và người lái (Tổng cục Đường bộ Việt Nam) vừa cho biết, căn cứ chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
