![]() |
Em Võ Quyên Tuyền Định bật khóc khi kể về người mẹ đã qua đời do mắc Covid-19 (Ảnh: Nguyễn Quang). |
Ngay khi con số 1517 học sinh ở TP HCM mồ côi cha, mẹ được công bố, rất nhiều những hành động thiết thực, chăm lo nhanh chóng đã đến với các con. Tôi thấy Chủ tịch Trương Gia Bình tuyên bố sẽ xây trường nuôi dạy 1000 bé cho đến lúc các con vào đời. Tôi cũng đọc được nhiều doanh nhân, doanh nghiệp, nhà hảo tâm và chính quyền các cấp xắn tay chung sức vì các con. Trước mắt là những suất học bổng, cả hiện vật lẫn hiệm kim để các con bớt vất vả mấy ngày này, còn tương lai có lẽ vẫn phải bàn thảo nhiều để có một con đường phù hợp nhất cho trẻ.
Cạnh những vỗ tay và cả vui mừng khi biết các con sẽ được tập trung nuôi dạy thì cũng còn không ít những lo âu và băn khoản môi trường nào tốt nhất cho các con. Rồi còn ông bà, cô cậu, chú bác, anh em… liệu chúng có muốn xa rời để đến một nơi lạ lẫm, môi trường mới mẻ khi cú sốc đầu đời vẫn còn như nguyên vẹn? Những ý muốn sẽ bảo trợ hay nuôi dạy các con đều xuất phát từ tấm lòng nhân văn, tuy nhiên dù thế nào các con vẫn là người bị tác động và ảnh hưởng mạnh nhất, dù bây giờ hay mai sau.
Tôi thấy ông Nguyễn Đắc Vinh, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Quốc hội nhận định thế này: Trẻ em là đối tượng rất dễ bị tổn thương, cần phải chăm sóc đặc biệt. Về nguyên tắc, trẻ em được chăm lo tại gia đình là tốt nhất, làm sao hỗ trợ người thân trong gia đình có điều kiện chăm sóc các em. Trẻ mồ côi được phát triển trong môi trường gia đình, bên cạnh sự chăm lo của người thân vẫn tốt hơn là vào các môi trường khác, bởi khi đến môi trường mới, các em rất dễ bị tổn thương tâm lý, ảnh hưởng tâm tư tình cảm và sự phát triển.
Tôi đồng ý với tư duy ấy và vẫn mong Nhà nước có chính sách cụ thể, dài hơi để hỗ trợ và vận động các nguồn xã hội hóa để đảm bảo cho các em được chăm sóc tại gia đình. Trong trường hợp bất khả kháng, không còn người thân, họ hàng, mới cần tính đến phương án đưa các em vào trung tâm bảo trợ, trung tâm do các nhà hảo tâm, doanh nghiệp xây dựng, vận hành.
1517 trẻ mồ côi chỉ là con số “tạm tính” ở TP HCM, rồi những tỉnh khác mà đồng bào đã ra đi không ít như Bình Dương, Đồng Nai sẽ như thế nào? Hiện nay, mới chỉ mình TP HCM đã và đang xây dựng, tiếp tục có các chính sách hỗ trợ cho trẻ mồ côi mất cha, mẹ trong đợt dịch này. Tình thế đó càng cần có một chính sách chung, công bằng và đến được với những đứa trẻ đã quá thiệt thòi mất mát, nhất là các con không còn cả cha lẫn mẹ và gia đình ly tán vì Covid-19.
Thật lòng tôi vẫn muốn rằng em nào còn người thân, vẫn sống được ở nơi quê nhà thì tỷ phú hay đại gia tài trợ cho các con ăn học tại gia, nơi trường xưa lớp cũ để chúng đỡ thêm 1 lần xa nhà, thân phận côi cút bớt tủi hờn khi hàng trăm, hàng ngàn bé lại phải một lần tách rời, thêm những tháng ngày tủi phận bên nhau ám ảnh chuyện đau lòng xưa cũ… Tôi cũng muốn trước khi triển khai diện rộng hay đưa các bé đi xa, cơ quan chức năng cùng nơi nuôi dạy khảo sát kỹ càng, tìm hiểu sâu xa xem điều gì phù hợp với bé hơn để không “đánh trống bỏ dùi” với quãng đường hàng chục năm đằng đẵng.
Dù ai sẽ nuôi dạy các bé, ở nhà với người thân hay đến những nơi được ăn học quy củ, tương lai sẽ mở thì cũng đã có tia sáng cho những đứa trẻ buồn đau nhiều ngày qua. Các con ít nhiều đã được quan tâm bằng cả tấm lòng cùng những hành động cụ thể của bà con tốt bụng, doanh nhân sẵn lòng cho đến sâu sát của chính quyền từ địa phương lẫn lãnh đạo cấp cao. Hy vọng cuộc sống của các con mai này, dù khó có thể bằng đầy đủ cha mẹ nhưng sẽ được nhiều nâng đỡ hơn trên đường đời…
![]() Ngày 19/9, Công đoàn Khu CNC và các KCN Đà Nẵng phối hợp với Công đoàn Công ty TNHH Mabuchi Motor trao quà đến các ... |
![]() Chiều 18/9, ông Phạm Đức Hải, Phó trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM cho biết dự kiến chiều nay (20/9), UBND thành ... |
![]() Thật khó hình dung nỗi vất vả và những bất trắc có thể xảy đến với những lao động nghèo bỏ phố về quê, nếu ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
