![]() |
Nỗi buồn của phụ huynh bốc trúng lá thăm không trúng tuyển vào Trường Mầm non Hoàng Liệt. Ảnh: THANH HÙNG (Vietnamnet.vn) |
Đó là việc phụ huynh đã phải bốc thăm để giành suất học mầm non cho các cháu 3 tuổi. Có 176 gia đình các cháu của lứa tuổi trên đăng ký học tại trường. Trong khi, chỉ tiêu tuyển sinh của trường chỉ là 80.
Về tổng số toàn trường Hoàng Liệt, nhà trường có nhận tổng 423 hồ sơ cháu 3 tuổi, còn chỉ tiêu của trường là 245. Với các cháu 4 tuổi, con số gia đình muốn con em theo học là 290. Số lượng chỉ tiêu của trường chỉ 88. Như vậy, tỉ lệ “chọi” trung bình của các cháu 3 tuổi và 4 tuổi, lần lượt khoảng là 1 “chọi” 1 và 1 “chọi” 2.
Và hình ảnh trong buổi lễ bốc thăm gây sốt. Nhiều phụ huynh đã cười rất tươi. Nhiều phụ huynh thẫn thờ chán nản. Có nằm mơ chúng ta cũng không nghĩ rằng có tới 380 trẻ 3, 4 tuổi đã và sẽ trượt mầm non. Từ trượt đúng nghĩa tới trần trụi mà không cần ngoặc kép.
Chia sẻ với báo giới, Hiệu trưởng nhà trường thành thực: “Đa số phụ huynh đề xuất phương án bốc thăm nên nhà trường đã đề xuất phương án này với các cấp lãnh đạo. Chúng tôi cũng đã tính toán các phương án và không còn phương án nào khác dù thâm tâm chúng tôi luôn muốn nhận tất cả những học sinh đã nộp hồ sơ vào trường. Chúng tôi cũng rất hiểu, chia sẻ và thông cảm với các phụ huynh có con không trúng tuyển hôm nay, nhưng trường không còn cách nào khác. Chúng tôi cũng mong phụ huynh sẽ hiểu, chia sẻ với nhà trường”.
Cá nhân người viết thấy, đây là một chia sẻ chân thành, cầu thị chứ không phải “đá bóng” sang chân phụ huynh. Cách thức bốc thăm của trường cũng tương đối khách quan với hai thùng phiếu chuẩn bị trước. Đầu tiên, các phụ huynh sẽ bốc thăm số thứ tự. Sau nữa, phụ huynh tiếp tục bốc thăm lần lượt xem lá phiếu run rủi con em mình có được học ở trường không.
Hẳn nhiên, đây là quyết định cực chẳng đã. Là giáo viên, ngay giữa Thủ đô, không ai muốn các cháu học sinh 3, 4 tuổi phải đối mặt với việc được nhận vào trường hay không nhờ lá phiếu. Nhưng chí ít, cuộc bốc thăm cũng thể hiện sự minh bạch, sòng phẳng và giảm những yếu tố mập mờ, cửa sau.
Cũng phải nói thêm, số lượng học sinh 5 tuổi, mẫu giáo lớn (điều kiện để học lớp 1) cũng nhiều hơn chỉ tiêu tới 100 em. Nhưng trường đã “gồng” hết năng lực, mở tới 13 lớp mẫu giáo lớn, đảm bảo 100% các cháu có nhu cầu có thể theo học.
Vậy đâu là nguyên do của tình trạng trẻ 3 tuổi cũng trượt mầm non? Thử nhìn lại bài toán dân số, phường Hoàng Liệt, tính tới tháng 6/2019, có thêm 78 tòa nhà chung cư với khoảng 80 ngàn dân (trên tổng số 120 ngàn dân toàn phường).
Mật độ dân số của phường là 24,7 ngàn người/ km2 (mật độ trung bình của Hà Nội - thành phố mật độ dày bậc nhất nước - cũng chỉ 2,4 ngàn dân/ km2). Tức là, sau quá trình đô thị hóa dữ dội độ hai thập kỷ qua, mật độ sống chồng lên nhau của phường đã gấp 10 mật độ dân số trung bình của Thủ đô.
Những biến chuyển lớn về dân số, cơ cấu dân số nhưng đến tận bây giờ, số trường mầm non công lập trên địa bàn chỉ có một trường duy nhất!
Và có lẽ, giáo dục là thứ mà chúng ta có thể nhìn rõ nhất qua các đợt khai giảng, nhập học. Cũng vì thế, chúng ta dễ thấy những hình ảnh khó nhìn của giáo dục. Còn việc tăng gấp 3 lần dân số trong thời gian ngắn không chỉ gây quá tải giáo dục.
Dân số tăng đã gây áp lực lên toàn bộ hệ thống hạ tầng, giao thông, y tế, phúc lợi xã hội. Có điều, đường tắc nhiều hơn, mưa ngập lớn hơn người ta thấy ngày qua ngày. Sự thay đổi từng ngày đã khiến cảm giác “bình thường mới” về quá tải trở nên quen hơn, dễ chấp nhận hơn.
Quay lại câu chuyện các bé 3 tuổi bị trượt mầm non, trường đã chia sẻ về các dự án dựng thêm cơ sở, đáp ứng nhu cầu tăng của dân cư. Đây có thể coi là giải pháp căn cơ để tất cả các gia đình có nhu cầu gửi con em vào hệ thống giáo dục mầm non công lập đều được đáp ứng.
Còn chuyện ngắn hạn, chúng ta nên làm quen với việc bốc thăm may mắn cho những suất học như chuyện tắc đường, ngập lụt. Vì cay đắng ở chỗ, không làm quen thì chúng ta biết làm gì được nữa!
Nếu bạn đồng tình với góc nhìn trong bài viết thì có thể mời tác giả Mỹ Anh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee"
Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh".
|
![]() Cậu bé Lê Minh Tuệ - học sinh lớp 2H, trường tiểu học Nguyễn Khả Trạc, TP. Hà Nội có tấm lòng thơm thảo, cùng ... |
![]() Vừa qua, CĐCS Trường Mẫu giáo Sơn Ca phối hợp Nhà trường tổ chức Hội thi "Đồ dùng - Đồ chơi tự tạo" cấp trường, ... |
![]() Sáng ngày 03/11/2019 tại Trường THPT Lý Tự Trọng, thành phố Nha Trang, Công đoàn ngành Giáo dục Khánh Hòa phối hợp Hội Chữ thập ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt
Tin tức khác

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
