
Hình ảnh người thầy cầm trên tay danh sách học sinh với những nét tô vàng, đỏ bật khóc trước hội trường đang được lan truyền cả nước. Trong đó, thầy Khang, người nhận nuôi các em học sinh ở Làng Nủ nói trong nước mắt cùng sự xúc động tột độ: “(Số lượng các cháu được ông nhận nuôi - người viết)... không nhiều đâu! Muốn nuôi nhiều cũng không có đâu mà nuôi! Đừng có tưởng! Tất nhiên, sức của thầy Khang cũng không nuôi nhiều hàng trăm hàng nghìn được. Nhưng trong trường hợp cụ thể này, không nhiều đâu. Thêm được một em để mình cưu mang, đó là một niềm hạnh phúc. Danh sách 20 đứa, chỉ có 7 đứa bôi vàng (thương tích), còn 13 đứa bôi đỏ (ra đi mãi mãi). Đừng có tưởng muốn làm gì cũng làm được".
Những lời bộc bạch của thầy nghe đau thương và cả phần bất lực. Là một người thầy, cầm trên tay danh sách 20 em học sinh với những vết gạch đỏ chằng chịt, nó làm thầy không thể kiềm chế. Bản danh sách ấy, những lời gan ruột ấy khiến người xem khó thở.
Trước đó, đích thân thầy Khang cũng đã gọi điện cho một em nhỏ ở Làng Nủ đang điều trị trong viện. Em đã mất cả cha lẫn mẹ. Em trả lời trên truyền thông là em muốn bỏ học đi làm. Cặm cụi hỏi han, cuối cùng, thầy cũng có thể liên lạc với em. Thầy nhận em là cháu trong gia đình. Thầy như ông nội em. Thầy hứa sẽ nuôi em. Đồng thời, thầy khuyên em hãy tiếp tục đi học.
Câu chuyện của thầy Khang không đơn thuần là sự hỗ trợ của một nhà hảo tâm ở miền xuôi khi đọc tin tức. Nó phần nào phản ánh lòng trắc ẩn thẳm sâu bên trong trái tim một người thầy. Thầy Khang kể, thầy đã quyết định nhận nuôi các em trước khi thông báo với gia đình. Ai đó có thể gọi là bộc trực nhưng theo tôi, cảm xúc ấy, suy nghĩ ấy, hành động ấy xuất phát từ một tình thương lớn lao dành cho trẻ.
Vì tình thương ấy mà ông sẵn sàng “alo” ngay cho đứa trẻ đang trong viện mà ông chưa hề quen biết. Ông cũng không ngần ngại òa khóc trước truyền thông với những lời ca thán thống thiết tột cùng. Ông khóc vì cái danh sách dị thường mà một đời làm thầy ông chưa từng trải qua. Ông nghĩ về việc nhận nuôi các cháu vì ông không muốn những đứa trẻ qua cơn tai ương không còn được đến trường. Ông làm những việc mà thâm tâm mách bảo ông phải làm.
Các con không thể bơ vơ. Các con phải đến trường, Còn được nuôi đứa trẻ nào, ấy còn là hạnh phúc. Bởi, “muốn nuôi nhiều cũng không có mà nuôi! Đừng có tưởng!”. Những suy nghĩ, hành động tự nhiên, hồn hậu ấy của thầy như một thứ tiêu chuẩn nghề nghiệp, như là những việc đương nhiên của một “ông giáo” dành cả đời cho công việc dạy dỗ học sinh.
Đoạn clip ngắn về thầy Khang cùng câu chuyện của thầy nhỏ nhắn, dung dị nhưng có sức nặng ngàn cân dành cho cộng đồng. Đó là về lẽ sống ở đời, về tình thương đồng loại và về phẩm hạnh của một nghề nghiệp cao quý - nghề giáo.
MỸ ANH
Bạn đang xem bài viết trong chủ đề: CHUNG TAY KHẮC PHỤC BÃO LŨ Trân trọng mời bạn đọc xem thêm các bài viết cùng chủ đề TẠI ĐÂY
|
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt
Tin tức khác

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
