Đừng đổ hoàn toàn lỗi do thiên tai! Thiên tai, giáo dục và tầm nhìn chiến lược |
![]() |
Các nữ ĐBQH Ksor H’Bơ Khăp, Phạm Thị Minh Hiền, Đặng Thị Phương Thảo. (Từ trái qua). Ảnh: QH |
Nhưng, thực lòng mà nói, cá nhân tôi đặc biệt khâm phục và thích thú với các ý kiến tranh luận của Đại biểu (ĐB) Đặng Thị Phương Thảo (Đoàn ĐBQH Nam Định).
Vì sao lại khâm phục và thích thú? Vì ĐB Phương Thảo là Hiệu phó Trường THPT Nguyễn Khuyến, TP Nam Định, tức chỉ là một cô giáo cấp 3 ở tỉnh lẻ, mà trước mặt Bộ trưởng chủ quản, trước mặt ‘tư lệnh’ ngành, ngay tại Hội trường Quốc hội, dám vạch ra những cái sai của ngành Giáo dục mình một cách thẳng thắn, rành rẽ, tự tin, có lý, có tình.
![]() |
ĐBQH Đặng Thị Phương Thảo tranh luận trên Hội trường Quốc hội xung quanh sự cố SGK lớp 1. Ảnh: Vietnamnet |
Trong phiên thảo luận chiều 3/11, ĐB Phương Thảo cho rằng, cần phải xem lại bất cập nổi lên trong sử dụng SGK lớp 1, điển hình là một số bộ sách có ngôn ngữ thiếu trong sáng, thiếu logic gây dư luận không tốt.
Bà đề xuất làm rõ sai sót và trách nhiệm xử lý, khắc phục hậu quả thuộc về ai, và đề nghị tạm dừng lưu hành các bộ SGK lớp 1 trên thị trường để thẩm định.
Đồng thời, đề nghị cơ quan điều tra vào cuộc, truy cứu trách nhiệm đối với các hành vi in ấn trái phép, làm giả SGK, sách tham khảo để đảm bảo công bằng về quyền tác giả, về quyền xuất bản của từng bộ sách.
Tranh luận lại, đại biểu Bùi Văn Phương (Ninh Bình) cho rằng biên soạn SGK là vấn đề lớn, không thể tránh khỏi thiếu sót, và sai sót đó không tới mức nghiêm trọng phải chuyển cơ quan điều tra hoặc hình sự hóa sự việc.
Làm rõ hơn phát biểu của mình, trong phiên thảo luận tại Hội trường sáng 4/11, ĐB Phương Thảo giải thích, với sai phạm phải chuyển cơ quan điều tra, bà đề nghị đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy cứu các hành vi in ấn trái phép làm giả SGK, sách tham khảo để đảm bảo quyền tác giả, quyền xuất bản.
Còn về sai sót trong SGK và đề xuất cơ quan điều tra vào cuộc để xác minh, nữ ĐB cho rằng "điều tra xác minh sai phạm cũng có thể trả lại sự trong sạch của cá nhân, tổ chức”. Theo bà, không ai đủ căn cứ khẳng định sai sót trong SGK là nghiêm trọng hay không đáng kể, chỉ có cơ quan có thẩm quyền mới kết luận được.
“Tôi phát ngôn và chịu trách nhiệm trước cử tri. Vì ý kiến từ thực tế nên không có chuyện cử tri hoài nghi, hoang mang trước ý kiến của tôi”, bà Thảo nhấn mạnh.
Dám nói và dám chịu trách nhiệm về lời nói của mình - đó không chỉ là quan điểm của cá nhân ĐB Phương Thảo, mà còn là một tín hiệu đáng vui mừng trên nghị trường hiện nay.
Niềm vui mừng này có căn nguyên của nó, bởi vì chúng ta ai cũng đều biết, ngay trên nghị trường, một bộ trưởng, trưởng ngành được coi là 'tư lệnh', là cấp trên của ông giám đốc sở, cục trưởng, chưa nói là cấp dưới hơn nữa như trường hợp ĐB Phương Thảo với ĐB Nhạ - một người là Hiệu phó 1 trường THPT và một người là Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
Tuy nhiên, khi những người đó được bầu vào Quốc hội, vào phòng họp nghị trường thì đều bình đẳng, không còn chuyện cấp trên, cấp dưới, người trong ngành, ngoài ngành, người địa phương hay ngoài địa phương… Tất cả các đại biểu đều là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của cử tri, chịu trách nhiệm trước cử tri và trước Quốc hội về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình.
Nguyên tắc là vậy, song để phân vai, vượt qua “lằn ranh” về “cấp trên”, “cấp dưới”, nội bộ ngành, nhất là đối với những người là đại biểu kiêm nhiệm đang hoạt động, giữ các chức vụ ở các cơ quan hành chính, không phải lúc nào cũng dễ.
Thực tế hoạt động tại nghị trường lâu nay cho thấy, các đại biểu hoạt động trong các ngành, lĩnh vực mà mình đang công tác rất “hiếm khi” phát biểu về các hạn chế, tiêu cực của ngành mình. Trường hợp có phát biểu thì cũng thường là báo cáo thành tích, sự nỗ lực vượt khó, gian khổ, chứ “hiếm” nói về hạn chế, nhất là những vụ việc liên quan đến tiêu cực. Tương tự, đại biểu ở địa phương cũng rất ít khi nói về những vụ việc đang gây bức xúc ở địa phương nơi mình ứng cử, công tác.
Luật Tổ chức Quốc hội quy định, các ĐBQH là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của nhân dân cả nước; là người thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước trong Quốc hội. ĐBQH chịu trách nhiệm trước cử tri và trước Quốc hội về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn ĐB của mình. ĐBQH bình đẳng trong thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội.
Nhưng, trên thực tế, để thực hiện được vị trí, vai trò đó, đòi hỏi mỗi ĐB phải vượt qua chính mình. Hành động của ĐB Phương Thảo chính là một tấm gương về việc vượt qua chính mình.
Việc vượt qua chính mình nhưng lại vẫn giữ được khuôn khổ chức năng của một ĐBQH trên nghị trường và trong xã hội là không hề đơn giản. Muốn thế, hãy nghe tâm sự của chính cô giáo Đặng Thị Phương Thảo:
“Tôi là con đẻ của ngành Giáo dục, tôi thừa hưởng sự giáo dục của nền giáo dục Việt Nam và tôi đang công tác trong ngành Giáo dục. 2/3 nội dung trong bài phát biểu của tôi tập trung vào đề xuất giải pháp để cho ngành của mình được tốt hơn, tức là tôi đã phát biểu với tinh thần cầu thị, nhìn thẳng vào vấn đề để phát biểu mang tính chất xây dựng”. Vì thế, việc ĐB Đặng Thị Phương Thảo, một cô giáo ở dưới tỉnh lại “dám”nói về sai sót trong quá trình biên soạn SGK lớp 1 của Bộ GD&ĐT là câu chuyện “hiếm hoi”.
Và vì “hiếm hoi”, ĐB Phương Thảo đã phát đi một tín hiệu mới trên nghị trường, đã tạo nên một nét đẹp mới trong sinh hoạt thảo luận, tranh luận của Quốc hội.
Đó cũng là lý do để chúng ta bày tỏ sự thích thú và khâm phục với ĐB Phương Thảo và những ĐB có những tranh luận nảy lửa trên nghị trường trong tuần qua.
Cũng hy vọng rằng, những phát biểu như của ĐB Phương Thảo, của ĐB Ksor H’Bơ Khăp, ĐB Minh Hiền sẽ không chỉ là những hiện tượng đơn lẻ và bột phát, để Quốc hội thực sự là diễn đàn của những người đại diện xứng đáng nhất của toàn dân, để Quốc hội xứng đáng là cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước.
![]() Thủy điện nhỏ có lỗi hay không? Đây là câu hỏi mà nhiều người quan tâm, đặc biệt là trong những ngày vừa qua xảy ... |
![]() Ban tổ chức cuộc thi "Trai xinh - Gái đẹp các khu công nghiệp" tuần 3 cập nhật Top 5 thí sinh có số điểm ... |
![]() Cuộc sống người công nhân còn nhiều khó khăn, những lầm lỗi không ngăn được khát khao vươn tới những điều tốt đẹp hơn ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
