![]() |
Học sinh Trường Trần Văn Ơn (Quận 1, TP. HCM) vui mừng sau khi kết thúc môn thi Ngữ văn, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022 (ngày 7/7). Ảnh: VnExpress |
Đáng nói, sau hai năm dự đoán chính xác, vào đêm trước khi môn văn kỳ thi THPT diễn ra, lượng tìm kiếm nhân vật hư cấu ẩn danh này tăng vọt. Tức là, nhiều sĩ tử cũng đã chờ đợi một “lời tiên tri” để học tủ. Tình cờ, năm nay, “Kaito Kid” tiếp tục dự đoán đúng tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” sẽ có mặt trong đề thi văn.
Đồng nghĩa, nhiều sĩ tử đã có được ưu thế từ “hiện tượng mạng” này. Và ở một kỳ thi mang tính “chọi” vào đại học, người này lợi thì người kia thiệt. Nhiều sĩ tử không tin vào "Kaito Kid" hay không biết tới Fanpage này đã không có cơ hội ôn lại tác phẩm trước "giờ G".
Sau đó, đại diện Bộ Giáo dục & Đào tạo cũng lên tiếng về các hiện tượng “tiên tri mạng”. Đại thể, Bộ đã chuyển vụ việc sang cơ quan Công an. Kết quả cụ thể ra sao, hạ hồi phân giải. Tuy nhiên, Bộ khẳng định không có chuyện lọt, lộ đề thi môn văn. Đồng thời, chương trình học cũng chỉ có mươi, mười lăm tác phẩm, việc đoán trúng tác phẩm không phải điều gì quá bất thường.
Cũng ngay sau khi Bộ lên tiếng, trang "Kaito Kid" cũng chia sẻ, nhóm này đã thực hiện phân tích các đề văn đã ra trước đó, bao gồm cả đề minh họa. Rồi họ đưa ra dự đoán về tác phẩm. Và họ đã thành công với cách làm này - thành công tới 3 lần.
Kết quả cuối cùng vẫn cần chờ kết quả của lực lượng chức năng. Song, với những thông tin hiện có, qua thông tin từ hai phía, việc đoán được đề thi một cách tương đối về tác phẩm sẽ ra của Fanpage kia không phải quá phi logic. Cũng như việc, ca sĩ Đen Vâu viết một bài hát trước khi thi rồi người ta có thể luận ra 2 đến 3 tác phẩm rồi đề thi trùng khớp những tác phẩm này vậy.
Chẳng riêng gì những trò đùa trên mạng hay những dự báo tạm coi là vui, thực trạng giáo viên dạy văn đoán đề (đúng hơn là đoán tác phẩm có trong đề chứ không phải đoán câu hỏi cụ thể) đã xuất hiện cả nhiều thập kỷ qua. Đây cũng là điểm trừ của việc chỉ thi các tác phẩm có trong sách giáo khoa lớp 11 và một phần lớn là lớp 12, số lượng tác phẩm rất ít.
Hãy tưởng tượng người ra đề chỉ có chừng mười tác phẩm để lựa chọn. Họ nhiều lúc cũng phải cân nhắc các “lệ” như tránh trùng lặp các tác phẩm đã thi năm trước. Hoặc, mấy năm trước ra thơ năm nay có lẽ nên ra văn xuôi. Hoặc, năm nay “năm tròn” ngày sinh hoặc ngày mất của tác gia nào đó có tác phẩm trong sách giáo khoa thì tâm lý sẽ có phần ưu tiên tác phẩm đó…
Tức là, giả dụ có 10 tác phẩm để lựa chọn, xác suất đoán đúng không phải là 1/10. Mà tỉ lệ nhỏ hơn rất nhiều nếu những người “đoán đề” nghiên cứu tỉ mỉ các quy luật ra đề, tâm lý người ra đề… những năm trước. Chưa kể, rất nhiều thầy cô “dạy lò” hiện nay cũng đã từng trong nhóm ra đề các năm trước. Họ quá hiểu cách ra đề và tâm lý ra đề.
Nói thế để thấy, một nhóm thanh niên lập Fanpage ẩn danh dự đoán vui đề thi 3 năm trúng liên tiếp được thì một giáo viên dày kinh nghiệm hoàn toàn có thể làm được, thậm chí đoán trúng hơn 3 lần rất nhiều. Điều này, như đã nói, sẽ làm những thí sinh học lò có lợi thế rất lớn với những học sinh có học thêm ở các lò. Và bất lợi cho các thí sinh còn lại.
Tín hiệu vui, Bộ có vẻ như đã nhận ra điều này và đưa ra thông điệp sẽ nghiên cứu, cải tổ cách ra đề những năm sau. Điều này tuy muộn song cũng mang nhiều ý nghĩa. Bởi một môn học đòi hỏi sự sáng tạo và khoáng đạt trong tâm hồn mà thành/bại một phần bởi những người nghiên cứu, “đoán đề” là rất phi lý.
Nếu bạn đồng tình với góc nhìn trong bài viết thì có thể mời tác giả Mỹ Anh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee"
Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh".
|
![]() Đề ra từ “lò luyện” bị tố giống tới hơn 80% đề thi chính thức. Hai cán bộ trong ban ra đề thi và ban ... |
![]() Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục lãi khủng, lãi ngay trong lúc kinh tế khó khăn, phụ huynh “thắt lưng buộc bụng” chi tiêu đủ ... |
![]() Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn vừa đề xuất miễn học phí cho học sinh cấp 2. Ý kiến ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
