Chúng ta đã thua bằng thực lực. Một trận cầu mà học trò thầy Troussier đã nhận đầy đủ những yếu tố của vận may nhưng vẫn phải “phơi áo” với 10 người đội bạn. Thử nhìn lại các bàn thắng của hai đội: 3 bàn thua của đội tuyển Việt Nam thì 2 bàn sút ngoài vòng 16m50. Chân sút của đội bạn quá tốt nhưng kỹ năng và cách bố trí đội hình phòng ngự của chúng ta cũng rất tệ.
2 bàn thắng của chúng ta thì sao? Bàn đầu tiên của Văn Tùng bóng rơi trúng đầu nảy ngược về khung thành. Nếu xem kỹ tình huống quay chậm, Tùng chủ động tác động gần như không có. Bàn thắng đẹp, nhưng ít nhiều có yếu tố may mắn. Bàn thắng thứ 2 là một pha phản lưới nhà của đội bạn giữa lúc các chân sút của ông Troussier hoàn toàn lóng ngóng và bế tắc.
Còn tấm thẻ đỏ dành cho cầu thủ Indonesia tạo ra bước ngoặt của trận đấu, tấm thẻ vàng thứ 2 là đúng với lỗi của cầu thủ đội bạn. Tuy nhiên, ở nhiều trận đấu giải trẻ, những lỗi không thực sự mang tính triệt hạ, một vài trọng tài sẽ nhắc nhở để đảm bảo trận đấu cân bằng thay vì đuổi người. Tất nhiên, quyết định đúng luật của trọng tài không ai than trách gì, song quyết định đó cũng là một quyết định rất thuận lợi cho U22 Việt Nam.
Nhìn lại các nút thắt trận đấu sẽ thấy, chúng ta có được rất nhiều lợi thế từ sự nghiêm khắc của trọng tài, từ sự may mắn trong các tình huống dứt điểm, và từ cả những nỗi sợ của U22 Indonesia, những người chưa từng thắng Việt Nam ở SEA Games 12 năm qua. Tất cả đã tạo điều kiện thuận lợi để thầy trò ông Troussier có một trận thắng nhàn chứ không phải thắng nhọc nhằn chứ đừng nói là thua.
Nhưng quả bóng tròn còn lòng người góc cạnh. Từ lúc thiếu người, các cầu thủ Indonesia cho thấy họ quyết tâm và mạnh mẽ hơn hẳn về tinh thần. Họ chơi đầy dũng khí và mãnh lực. Còn chiều ngược lại, U22 Việt Nam càng lợi thế càng rối. Bóng chuyền tốc độ chậm, không thể xuyên phá hàng phòng ngự đội bạn. Tăng tốc, bật nhanh thì lập tức các đường chuyền thiếu chính xác. Tư duy chơi bóng của các cầu thủ cũng bế tắc ý tưởng.
Thiếu kỹ năng, thiếu nhuần nhuyễn, thiếu tinh thần, thiếu nốt cả ý tưởng thì bàn thua phút cuối của U22 Việt Nam là dễ hiểu. Nhìn cái cách số ít các cầu thủ Indonesia tham gia tấn công, tự xoay xở, “tự làm tự ăn” cho thấy họ lì và kỹ năng tốt hơn cầu thủ ta.
Chúng ta trải qua một trận thua không có gì để biện bạch hay nuối tiếc. Và cả giải, “thần thẻ đỏ”, “thần vận may” đã song hành với chúng ta quá nhiều lần, trong những khoảnh khắc quan trọng nên vấn đề thiếu may mắn hay bị xử ép không đáng được nhắc đến.
Điều chúng ta cần nhìn nhận thẳng thắn là chúng ta đã thua một cách tâm phục khẩu phục, thua toàn diện!
Nói thế không phải té nước theo mưa khi đội tuyển thua. Chính trong chuyên mục này, khi thầy trò HLV Troussier vượt qua vòng bảng tôi đã đánh giá cao tư duy tổ chức của ông thầy người Pháp. Nhưng tôi cũng nói rõ từ thời điểm ấy rằng ông sẽ làm nên chuyện nhưng không phải ở SEA Games này, với lứa cầu thủ này.
Các cầu thủ trẻ lứa U22 này cần thời gian để cọ xát, nâng cao kinh nghiệm. Quan trọng hơn, họ cần thêm dũng khí để đá những trận đấu then chốt, ra chân ở những khoảnh khắc quyết định như những người bạn đồng trang lứa phía Indonesia đã làm.
Và ở góc độ nào đó, trận thua hôm qua không phải chỉ mang những điều tiêu cực khi thành tích không đạt. Nó mang giá trị rất lớn với các cầu thủ và cả ông Troussier. Họ sẽ phải trải qua những thời khắc đắng cay, nghiệt ngã với một trận thua “trắng bụng” và những lời la ó. Điều này cũng hun đúc cho họ ý chí mạnh mẽ hơn, bạo liệt hơn trong những trận cầu sinh tử. Ông Troussier cũng thấy được nhiều hơn và ý thức hơn về yếu tố tinh thần với các cầu thủ Việt.
Đôi khi, mất tấm HCV mà chúng ta đã từng giành 2 lần liên tiếp để đổi lấy những bài học hữu ích cho những chiến dịch xa hơn, không phải là một cuộc “đổi chác” tồi. Điều ông Troussier cần là nghiêm túc nghĩ về thất bại này để hoàn thiện hơn chiến lược lâu dài của mình.
MỸ ANH
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Mỹ Anh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR.
"Buy me a coffee" Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt
Tin tức khác

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
