Xe của Vingroup và dư luận 30 phút, 60 triệu và cái giá của ông Đoàn Ngọc Hải Hải Dương gọi - ai trả lời? |
![]() |
Các y, bác sĩ nỗ lực hết mình trong cuộc chiến phòng, chống dịch Covid-19. Ảnh: Trọng Bảo. |
1. Tôi xin bắt đầu bài viết này bằng câu chuyện kể sáng nay của một đồng nghiệp, nhà báo Nguyễn Thiêm, nói về y đức.
Anh kể rằng: Nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam, đến chúc mừng ông anh là sếp phó một bệnh viện to vào hàng nhất nước. Nói chuyện xã hội hóa thiết bị y tế trong bệnh viện, ông anh kể mấy năm trước, sau khi thực hiện thành công kỹ thuật mổ nội soi bằng robot ở Việt Nam, đã có công ty thiết bị y tế đến đề nghị anh hợp tác với cam kết rằng "chỉ sau 2 năm, anh sẽ đủ tiền mua biệt thự Vinhomes".
Nghe cũng thấy hấp dẫn nhưng cuối cùng ông anh từ chối. Thực tế thì mổ bằng robot với mổ nội soi thường, kết quả một 9 một 10, vì vẫn phụ thuộc trình độ bác sĩ, nhưng chi phí mổ robot thì gấp mấy chục lần mổ thường. Ông bảo: "Bệnh nhân tới bệnh viện là đặt niềm tin vào bác sĩ, nếu mình chỉ định mổ robot thì họ cũng phải xoay xở các kiểu để đủ tiền mổ, nhưng mà thế thì tự thấy mình bất nhẫn".
Vì thế, thay vì thu tiền bệnh nhân, mấy năm nay, mỗi năm ông vẫn mổ vài chục ca bằng robot, vừa để bảo dưỡng thiết bị, vừa đào tạo bác sĩ, nhưng toàn bằng tiền... đi xin các nhà tài trợ chứ không thu của bệnh nhân đồng nào.
Kể chuyện ấy, ông cười bảo: "Nếu anh đồng ý cho họ tham gia liên kết thì chắc giờ cũng có biệt thự rồi, nhưng cũng có khi vào trại T16 nằm cùng một vài đồng nghiệp khác rồi...”.
Nghe chuyện của ông, chợt nghĩ nói tới y đức không phải cái gì cao xa mà chính là từ những chuyện rất đời thường như thế. Ai cũng có những lo toan cơm áo, nên để từ chối những lợi ích rất cần bản lĩnh của mỗi người.
Chợt nhớ một câu thơ của một đồng nghiệp rằng:
“Rồi chúng ta ai cũng về với đất
Chỉ khác nhau đã từng sống thế nào".
Thấy thật chí lý!
2. Câu chuyện nhỏ về y đức của người đồng nghiệp kể ở trên khiến tôi bồi hồi nhớ lại. Ngày còn nhỏ, tôi thấy cha mẹ tôi và các cụ xưa hay gọi chung những người làm trong ngành Y là thầy thuốc. Giờ tôi đã già, càng thấm thía hơn vì sao các cụ xưa lại gọi như thế, vừa trân trọng, vừa trìu mến thân thương.
Ngoại trừ một số rất rất ít “con sâu làm rầu nồi canh” ngành Y, còn lại, tôi cả cuộc đời công tác lúc trẻ hay đau ốm khi về già luôn được tận mắt chứng kiến các thầy thuốc đều là những người tài đức vẹn toàn.
Có một phẩm chất đặc biệt của những thầy thuốc để tôi có lý do không ngại ngần tôn vinh họ là những người tinh tuý nhất trong đội ngũ trí thức nước nhà. Tôi có thể gặp ở nơi nọ, nơi kia, trong ngành này, ngành khác những vị trí thức run sợ trước cường quyền, xun xoe trước cấp trên, háo hức trước lợi danh, nhưng ở ngành Y, tôi tuyệt đối chưa thấy điều đó ở tất cả các thầy thuốc mà tôi được quen biết, và số người bác sĩ tôi quen biết ấy không hề nhỏ.
Tôi chưa hề thấy một người thầy thuốc nào mặt biến sắc đi, thay đổi cách ứng xử, thay đổi thái độ khám chữa bệnh, thay đổi đơn thuốc... khi họ được giới thiệu bệnh nhân của mình là người nhà anh A, chị B, con cháu ông C, cụ D, hay chính bệnh nhân ấy là một vị tai to mặt lớn, một đại gia nào đó.
Có vẻ như thời nay, phẩm chất tiết tháo chỉ còn lưu lại duy nhất ở những người thầy thuốc?
Người dạy ta nên người là thầy ta. Người chăm lo, săn sóc sức khoẻ, người gìn giữ cho ta mạng sống lại càng xứng đáng là thầy ta hơn ngàn vạn lần chứ.
Càng ngày, tôi càng thấm thía hơn, vì sao cha ông mình gọi tất cả những người làm nghề Y là Thầy.
Nhân kỷ niệm 66 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2021), cho tôi gửi tới tất cả các y, bác sĩ, dược sĩ, những người đang công tác trong ngành Y, lời cảm ơn, lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và gặt hái nhiều thành công mới; luôn tự hào về truyền thống tốt đẹp của ngành, luôn xứng đáng với sự trân trọng và tôn vinh của xã hội. Đặc biệt, Ngày Thầy thuốc Việt Nam năm nay lại đến đúng vào thời điểm bùng phát lần 3 của dịch Covid-19, nên tôi và chúng ta hãy cùng nhau xin chúc các y, bác sĩ, dược sĩ, những người đang công tác trong ngành Y nhiều sức khỏe, bình an để thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, khám và điều trị bệnh cho nhân dân, khống chế thành công đại dịch Covid-19. Trân trọng! |
![]() Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, tàu Ocean Amazing có thuyền viên mắc Covid-19 đã nhổ neo ... |
![]() Đó là chia sẻ của nhiều bệnh nhân đang nằm điều trị tại Bệnh viện Lao và bệnh phổi Nghệ An. Qua những câu chuyện, ... |
![]() Ngành Dệt may là một trong số các ngành chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19. Mặc dù vậy, một số doanh nghiệp đã ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
