Cà phê tối

Thấy gì từ chức vô địch giải đấu “vô tiền khoáng hậu”?

MỸ ANH
Tác giả: MỸ ANH
2 đội bóng đột ngột rút khỏi giải; trận đấu tranh hạng 3 bị hủy do một đội tuyển không còn đủ người thi đấu; đội vô địch đã từng thi đấu chỉ với 2 cầu thủ dự bị trên sân… Đó là những gì đã diễn ra ở U23 Đông Nam Á - giải đấu đội tuyển U23 Việt Nam vừa đăng quang.
"Nỗi đau này không phải của riêng ai..." Bác sĩ rởm và những lo ngại thật
Thấy gì từ chức vô địch giải đấu “vô tiền khoáng hậu”?
Cầu thủ U23 Việt Nam ăn mừng chiến thắng. Ảnh: VIETNAMPLUS

Phải thừa nhận, ngay từ đầu, giải đấu đã không được đánh giá cao dù giải đã được tổ chức 2 lần trước đó. Đầu tiên là cái cách lá phiếu “bốc thăm” đưa tới những bảng đấu lạ lùng. Thái Lan; Singapore, Việt Nam vào một bảng khác. Đội chủ nhà Campuchia, Philippines, Đông Timor, Brunei vào một bảng. Bảng còn lại sau khi các đội đã rút khỏi giải thì còn 2 đội: Lào và Malaysia.

Từ AFF Cup tới SEA Games, hay bất cứ giải đấu trẻ của khu vực, chưa bao giờ, bảng các đội mạnh lại dồn cả vào một bảng. Đồng thời, không hiểu xếp hạng hạt giống dựa trên tiêu chí nào, đội chủ nhà lại nghiễm nhiên ở bảng nhẹ ký hơn rất rất nhiều. Khách quan mà nói, Campuchia “cửa sáng” nhất ở bảng đấu mà họ tham gia.

Ngay khi kết quả chia bảng công bố, trên các diễn đàn bóng đá Đông Nam Á, phản ứng của khán giả đều là những tiếng cười. Ngay cả những cổ động viên hời hợt nhất đều thấy giải đấu này không hề nghiêm túc và công bằng. Các đội mạnh (cả trên tiêu chí xếp hạng FIFA lẫn thành tích giải trẻ) sẽ phải loại nhau ngay ở vòng bảng. Đội chủ nhà sẽ cùng các đội “thấp đồng phân” thi đấu ở bảng khác.

Đó mới chỉ là khởi đầu của giải đấu kỳ quặc bậc nhất thế giới này. Kết quả vòng đấu bảng, đội chủ nhà đã đi tong mọi toan tính khi U23 Đông Timor đá hay bất ngờ. Họ đã trực tiếp loại U23 Campuchia ngay tại vòng bảng. Và vào tận bán kết, họ là đội gây khó khăn nhất với nhà vô địch - U23 Việt Nam.

Sau chia bảng, dịch bệnh bùng phát ở các đội tuyển. U23 Indonesia và sau đó là U23 Myanmar đã phải xin rút khỏi giải vì… không đủ người thi đấu. Kế đó, ở trận tranh hạng 3, U23 Lào cũng không đủ người và trận đấu không thể diễn ra. Dù trước đó, ban tổ chức đã đổi luật rằng đội nào còn 7 người vẫn đủ tư cách thi đấu. Tức là, không cần đủ một đội hình thi đấu 11 người, các đội tuyển vẫn được có thể đá.

U23 Việt Nam là trường hợp đặc biệt. Khoảng 90% đội hình ban đầu mang sang Campuchia bị nhiễm Covid-19 sau 2 trận đầu. Đến bán kết, U23 Việt Nam đã chỉ còn tổng cộng 13 người có thể đăng ký thi đấu, trong số này có 2 thủ môn. Và đến lúc hết người, thủ thành Liêm Điều từ băng ghế dự bị đã phải khoác áo cầu thủ vào chơi ở vị trí… tiền đạo.

HLV lý giải muốn tận dụng chiều cao của anh để chơi bóng bổng. Còn nhiều người đùa, ở vị trí tiền đạo, nhỡ Liêm Điều quen tay ôm lấy trái bóng thì đội nhà cũng không bị phạt đền.

Sở dĩ U23 Việt Nam có thể “bám trụ” được với giải là bởi quyết tâm của VFF và quan trọng hơn, do vị trí địa lý. Để đảm bảo cầu thủ có thể đến Campuchia kịp trước giờ xuất trận, rất nhiều cầu thủ đã lên đường theo những tuyến xe tới Campuchia bằng đường bộ. Một vài cầu thủ khác cũng tới bằng đường hàng không. Song chắc chắn, nếu không có đường bộ giáp Campuchia, U23 Việt Nam không thể đá tới trận chung kết.

Từng tốp cầu thủ sang Campuchia thi đấu. Đá một trận rồi lại dương tính Covid-19, lại chờ tốp khác. Cứ như thế, U23 Việt Nam chật vật vừa đá vừa nằm sân vì quá tải, cho tới lúc nhận cúp vô địch.

Nhưng những điều kỳ quặc từ giải đấu không phải vô hình tạo một giải đấu tương đối thú vị. Đó là khi các cầu thủ Việt Nam phải đá khi vừa xuống xe sau hành trình di chuyển dài dặc, các cầu thủ không được tập luyện trước với nhau. Họ đá hoàn toàn từ tố chất cá nhân. Các mảng miếng phối hợp cũng là do tư duy lối chơi của mỗi cầu thủ. Tác động từ toan tính bài vở chiến thuật gần như bằng 0.

Điều này đã khiến giải đấu U23 về đúng ý nghĩa của một giải trẻ, đá cho vui cho hay là chính, thành tích có thì tốt, không có thì thôi. Không chỉ các cầu thủ U23 Việt Nam mà cả U23 Thái Lan, Lào, Đông Timor đều đá với tinh thần như thế. Xem các cầu thủ trẻ đá mà thấy cuồn cuộn những sự hào sảng, trong sáng của tuổi xuân. Họ đá để thắng bản thân mình trong nghịch cảnh chứ không hẳn là vì đối thủ là ai.

Cũng lần đầu tiên, diễn đàn bóng đá Đông Nam Á lại ít lời công kích nhau tới vậy. Nhìn các cầu thủ trẻ đá với tinh thần ấy, nhiệt huyết ấy thì không nhiều người nỡ cợt nhả đội bạn. Tuy rằng vẫn có những bất đồng của các cộng đồng người hâm mộ các quốc gia song nó ít hơn hẳn các giải đấu khác.

Một giải đấu kỳ lạ kết thúc. Một chức vô địch Đông Nam Á được lứa U23 mang về. Nhưng hơn hết, giải đấu đánh thức lại những điều đẹp đẽ trong bóng đá. Đó là tinh thần màu cờ sắc áo, là sự kết nối không biên giới, là những lối đá trong sáng, fair-play…

Một giải đấu trẻ cũng cần bấy nhiêu điều thôi.

Bác sĩ rởm và những lo ngại thật Bác sĩ rởm và những lo ngại thật

Mấy ngày nay, truyền thông và dư luận xã hội đang lên “cơn sốt” về vụ việc bác sĩ rởm tên Khiêm ở Thành phố ...

Các trường đại học “quay xe”, sinh viên điêu đứng Các trường đại học “quay xe”, sinh viên điêu đứng

5 trường đại học và học viện đã thay đổi kế hoạch học tập vào “phút 90” khi sinh viên đã chuẩn bị tới trường ...

"Chia sẻ rủi ro, lợi ích hài hoà"

Ngày 21/2, tại Hà Nội, Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên (VBF) do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Ngân ...

Kinh tế - Chính sách

Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Sau phiên đầu tràn đầy hứng khởi trên sàn Nasdaq, cổ phiếu VinFast (VFS) quay đầu giảm gần 19% trong ngày 16/8, giá trị công ty xuống dưới 70 tỷ đô so với 85 tỷ của ngày đầu tiên. Chuyện trên bình thường và chẳng có gì lạ trên thị trường chứng khoán quốc tế nhưng phần nào giúp chúng ta hiểu rằng sân chơi ấy không dễ chịu như nhiều người tưởng trong lúc phấn khích.
Mỹ Anh

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Bí thư Hà Nội Đinh Tiến Dũng vừa chia sẻ quan điểm về việc sắp xếp các đơn vị hành chính. Theo đó, tinh thần của thành phố sẽ “giữ ổn định” quận Hoàn Kiếm
Hà Phan

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Giá gạo thế giới tăng, không ít doanh nghiệp đã “thừa thắng xông lên” đẩy nhanh xuất khẩu. Bộ trưởng Bộ Công thương khuyến cáo coi chừng “gậy ông đâp lưng ông”!
Quốc Thắng

Ba con số thiếu chủ ngữ

Giữa lúc đang thiếu giáo viên trầm trọng thì nhiều cử nhân sư phạm diện cử tuyển vẫn chưa được bố trí việc làm, hàng trăm sinh viên tốt nghiệp ngành sư phạm vẫn thất nghiệp và hàng nghìn giáo viên rời khỏi ngành.
Hà Phan

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội

Đời công nhân cạo mủ chúng em vất vả lắm! Dậy từ nửa đêm, lúc 1-2 giờ sáng, có khi sớm hơn. Cái mủ cao su lạ lắm, trời càng lạnh, càng có sương thì mủ càng ra nhiều. Cho nên người mình lạnh cỡ nào thì mình càng mừng cỡ đó. Sản phẩm nhiều thì được nhiều tiền công anh ạ! Nếu được phát biểu trước bác Huệ, em sẽ nói về đời công nhân cạo mủ cao su. Công việc cực nhọc nhưng lương thấp quá!

Văn hóa - Xã hội

Mỹ Anh

Mong ước đầu năm học

Một năm học mới bắt đầu với nhiều niềm tin kỳ vọng cùng bộn bề vấn đề đối với thầy cô, học sinh, phụ huynh và những người làm giáo dục.
Hà Phan

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Giữa tháng 9/2021, khi TP.HCM đã qua đỉnh dịch và chuẩn bị “mở cửa” thì bà con lại nháo nhác khi Nguyễn Thanh Long - Bộ trưởng Y tế lúc đó - người sắp ra tòa
An Vinh

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Hôm nay, 19/8/2023, kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống của lực lượng Công an Nhân dân Việt Nam. Trước hết, tôi xin trân trọng gửi tới toàn thể cán bộ, chiến sĩ đang và đã từng công tác trong lực lượng những lời chúc mừng chân thành, tốt đẹp nhất từ đáy lòng mình.
Mỹ Anh

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

Bộ phim Oppenheimer thuộc thể loại tiểu sử, kể câu chuyện về một nhân vật lịch sử với những biến động của lịch sử nước Mỹ và thế giới.
Hà Phan

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học

Vừa tốt nghiệp THPT, Trung Hiếu tại Thái Bình lập tức nộp hồ sơ vào trường nghề công nghệ ô tô, bỏ xét tuyển đại học.

Môi trường - Sức khỏe

Quốc Thắng

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Tin dồn dập về dòng Mekong sạt lở mấy ngày qua khiến cho bất cứ ai quan tâm đến môi trường đều cảm thấy lo ngại. Lo ngại vì nguyên nhân được phân tích
Mỹ Anh

Vụ bắt cóc 20 giây

Một vụ bắt cóc trẻ em diễn ra giữa ban ngày, tại khu đô thị Việt Hưng (Hà Nội) vừa diễn ra hôm qua. Sáng nay, con tin đã được giải cứu an toàn, nghi phạm đã bị lực lượng cảnh sát bắt. Tuy nhiên, các clip ghi lại tình tiết gây án khiến người xem không khỏi lạnh gáy.
Mỹ Anh

Tang thương Phố Núi

Tai nạn thảm khốc đã gây chấn động với giới bóng đá và tạo nên một không khí tang thương Phố Núi - khi những nạn nhân vắn số đều là gương mặt thân quen của làng bóng đá.
Quốc Thắng

Bằng chứng F

Trên khắp đất nước Việt Nam này, có biết bao nhiêu mảnh đất, bao nhiêu con người mang nỗi đau chất độc màu da cam. Nhưng bằng chứng về mối liên hệ vẫn là thứ đi
Mỹ Anh

Vụ sạt lở do… “nhân tai”

Trong khi câu chuyện về vụ sạt lở ở vườn sầu riêng tại Lâm Đồng vẫn còn nóng hổi, một vụ sạt nhỏ, với dòng nước nhấn chìm hàng loạt xế sang đã xảy ra ở Sóc Sơn (Hà Nội). Sau vụ việc, hình ảnh trên các mặt báo được chụp tại địa bàn mới thấy, hàng loạt homestay mọc lên như nấm, ngay giữa rừng phòng hộ.

Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Chúng ta đã qua “cơn choáng” trước những màn ra mắt khủng khiếp của AI. Các khóa học AI, các mô hình AI ứng dụng vào công việc đang được triển khai ào ạt. Giờ là lúc thực tế nhất, rõ ràng nhất về giá trị thực sự của AI.
Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Trào lưu dùng AI biến người từ những đặc điểm nhận dạng liên quan tới công việc thành những hình ảnh con búp bê, những món đồ chơi thu nhỏ gây “bão mạng”. Không chỉ là trò đùa để cười rồi quên, một trong những trào lưu đầu của làn sóng AI này đang gợi mở nhiều điều.
Viên “kẹo rau” đắng ngắt!

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!

Viên kẹo rau giờ trở nên đắng ngắt với Quang Linh vlogs, Hằng Du Mục và cả Thùy Tiên.

Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

50 năm trước, ngày 7/4/1975, từ Tổng hành dinh trên đường Hoàng Diệu, Hà Nội, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, với tư cách Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam, đã ký bức điện khẩn được coi là "mệnh lệnh lịch sử" gửi các cánh quân đang tiến vào Sài Gòn trong Chiến dịch Hồ Chí Minh với nội dung: “Thần tốc, thần tốc hơn nữa. Táo bạo, táo bạo hơn nữa. Tranh thủ từng giờ, từng phút, xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng.”
“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Cuộc thi "Vua nem chua" gây tranh cãi xảy ra vào ngày 30/3 tại Công viên Tuổi Trẻ, TP Hòa Bình, khi Hợp tác xã Thực phẩm Chiển Hướng tổ chức sự kiện quảng bá sản phẩm nem chua mà không được cấp phép.
Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Gần 6 triệu lượt người xem 2 phiên livestream tranh cãi về chuyện tình ái của một streamer đã khiến dư luận bùng nổ. Nhưng đằng sau “cú nổ” ấy không phải là chuyện “anh kia cặp với chị này” mà là đỉnh điểm của sự vô bổ tới ngớ ngẩn của giải trí mạng.
Động đất thì phải làm gì?

Động đất thì phải làm gì?

Trận động đất xảy ra ở Myanmar vào hôm qua (28/3) đã ảnh hưởng tới hàng loạt các quốc gia trong khu vực, trong đó có Việt Nam. Sự kiện này được đánh giá là thảm họa thiên tai tồi tệ nhất của Đông Nam Á, trong nhiều năm.
Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”

Bà Nguyễn Thị Nguyệt- chủ nhân của tờ vé số trúng 2 tỷ đồng bị rách- vừa được tuyên thắng kiện trong vụ việc bà khởi kiện Công ty Xổ số Huế. Bà được nhận thưởng 2 tỷ đồng, đồng thời, Công ty Xổ số Huế phải chịu toàn bộ án phí.
Hà Nội 12 mùa “check-in”

Hà Nội 12 mùa “check-in”

Hà Nội vẫn nổi tiếng với 12 mùa hoa, song thời đại khác đã khiến việc thưởng hoa sâu lắng thành xa xỉ. Khi mỗi mùa hoa là một độ các “nàng thơ” tụ tập kín các gốc cây, cố để đem về những khuôn hình đẹp nhất “cúng phây”.
Xem thêm