
Theo đó, dịch vụ này cho phép người dùng tạo ra nhân vật ảo theo “gu” của mình. Những nhân vật 3D này sẽ thường trực trên ứng dụng điện thoại mỗi khi người dùng muốn tâm sự, xin tư vấn bằng dữ liệu lớn hay kể cả hướng dẫn, dạy dỗ các môn học cũng như tập luyện.
Tuy chưa ra mắt “phần cứng” (tức là mẫu người thật) nhưng những phần liên quan tới trí thông minh, sự nhạy cảm cảm xúc hay kể cả những lời yêu thương của AI đều được đánh giá là “hoàn mỹ”. Đáng chú ý hơn, mẫu AI này có thể lưu ký ức. Và từ việc lưu giữ ký ức của người thường xuyên chia sẻ với mình, chúng cá nhân hóa những câu thoại, cá tính hóa bản thân để khiến người dùng “phải lòng”. Hiện tại, số lượng người trả phí sử dụng dịch vụ mới này đã lên tới hàng triệu người.
Theo phim tài liệu của The New York Times, AI đã chinh phục rất nhiều trái tim người trẻ. Họ chia sẻ nhiều thời gian, tâm sự với AI. AI cũng đưa cho họ nhiều lời động viên, lời khuyên bổ ích cũng như những lời yêu thương cho tình cảm mặn nồng. Và, người tình AI còn có thể đơn giản là ngồi bên người thật (bằng công nghệ VR xem qua điện thoại) để ngắm hoàng hôn.
Sự vượt trội của giao thức kết nối tình cảm với AI là sự sẵn sàng 24/7, luôn biết lắng nghe, không bao giờ ca thán, luôn động viên và không bao giờ bội phản. Nếu trên đời có người như vậy, thì người tình của họ quả thực viên mãn. Song với công nghệ mới, chỉ chưa đến 6 USD/ tháng (khoảng hơn 100 ngàn đồng), ai cũng có thể là công chúa, hoàng tử trong câu chuyện tình ngọt ngào của mình.
Kỳ quặc hơn, đã có những cuộc thất tình xuất hiện khi người dùng đã vô tình cài đặt lại tài khoản, xóa sạch dữ liệu của model (mẫu AI) cũ. Đồng nghĩa, ký ức, cá nhân hóa, cá tính hóa của “bạn tình” biến mất hoàn toàn. Hay những người quyết tâm “cai nghiện” người yêu máy để sống và yêu một con người. Họ cũng chia nói lời chia tay người tình AI trong nước mắt và chìm trong đau khổ suốt một thời gian (với người từ bỏ thành công).
Thoạt nhìn thì những người thế hệ trước sẽ coi hiện tượng này là điên rồ. Nhưng nó đang phản ánh xã hội chúng ta đang sống. Chúng ta sống trong những khu chung cư cả vạn người, về lý thuyết sẽ đông hàng xóm hơn nhưng ai cũng chỉ biết phận người ấy. Chúng ta có những tài khoản mạng xã hội với cả ngàn “bạn bè” nhưng thực tế, lúc cô đơn, tuyệt vọng, chúng ta chẳng có nổi một người để nghe. Chúng ta cũng sống ích kỷ hơn, chỉ muốn người khác nghe mình chứ ít dành thời gian để quan tâm tới người khác.
Đó còn là sự phát triển vượt trội về sản phẩm tạo ra trong xã hội chúng ta đang sống. Trung lưu thành thị giờ không bao giờ lo thiếu ăn thiếu mặc. Những thức đồ ăn nhanh, đồ uống luôn được cập nhật to hơn, nhiều hơn nữa. Cả những dịch vụ giao hàng cũng ngày một nhanh.
Chúng ta càng ngày càng ít phải đợi chờ, ít phải chịu thiếu thốn. Và cũng ít kiên nhẫn hơn!
Cô đơn là cảm xúc không dễ chịu nhưng nó là một phần của cuộc sống. Cãi vã khiến chúng ta phát rồ nhưng nó cũng là một phần của mối quan hệ tình cảm con người. Ngay cả sự bất toàn vẹn, sự khiếm khuyết của bạn đời cũng là lẽ dĩ nhiên phải thế.
Nhưng khi kiên nhẫn ít đi mà dịch vụ mỗi lúc một nhanh hơn, nhiều hơn, sự đổ vỡ trong ước mơ về tình yêu và hạnh phúc như những con người với nhau chắc chắn sẽ xuất hiện. Khi chúng tôi tìm hiểu thuật toán của dịch vụ người tình AI, một điều khá rõ, chỉ cần một phần cứng ổn (như bao nhiêu mẫu robot tỉ lệ 1:1 đã từng làm được) thì giao thức kết nối con người sẽ không bao giờ còn như xưa nữa. Bởi AI với dữ liệu lớn đã đặt rất nhiều mẫu phản hồi để khiến người dùng vừa lòng, thỏa mãn, thậm chí rung động.
Cần nhấn mạnh là AI không hề rung động với người dùng. Chúng chỉ mô phỏng theo những phản hồi mà con người đã làm nhau rung động. Nhưng nó hiệu quả.
Và vấn đề của con người lúc này không phải là ngăn chặn dòng chảy như thác lũ của công nghệ. Mỗi con người cần kết nối lại với chính bản thân mình cũng như những người xung quanh. Đồng thời chấp nhận sự bất toàn vẹn của nhau hay rèn luyện tính kiên nhẫn đợi chờ.
Quan trọng hơn hết thảy, chúng ta cần hiểu được vẻ đẹp của cô đơn, cãi vã và cả những thứ bất toàn đã tạo nên sự muôn màu và thú vị cho cuộc đời chúng ta đang sống.
MỸ ANH
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết "Thất tình vì AI", bạn có thể mời tác giả Mỹ Anh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. “Buy me a coffee”
Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt
Tin tức khác

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
