![]() |
TS. Quách Thị Thu Quế (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) là giảng viên của buổi tập huấn. |
Ngày 6/8, Trung tâm vì người lao động nghèo (LĐLĐ TP Hải Phòng) tổ chức chương trình tập huấn kỹ năng truyền thông “Quy tắc ứng xử phòng chống quấy rối tình dục (QRTD) tại nơi làm việc”.
Tham dự buổi tập huấn có sự góp mặt của TS. Quách Thị Thu Quế (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), đồng chí Đào Thị Huyền - Phó Chủ tịch LĐLĐ TP Hải Phòng. Tại buổi tập huấn, TS. Quách Thị Thu Quế đã trao đổi tới đại diện các cơ quan báo chí trung ương, địa phương trên địa bàn thành phố về những khái niệm liên quan đến QRTD, nhận diện về QRTD tại nơi làm việc cũng như thực trạng QRTD trên thế giới và ở Việt Nam.
![]() |
Các đại biểu tham dự phỏng vấn các công nhân của Công ty Jasan Việt Nam (Khu công nghiệp VSIP Hải Phòng). |
Với mục đích thông qua truyền thông, giới thiệu và quảng bá các thông tin chính của Dự án “Sáng kiến chấm dứt bạo lực giới ngành may mặc” cũng như cách thực hành tốt trong việc chống QRTD tại nơi làm việc đến với cộng đồng và các bên liên quan tại các cấp khác nhau; tăng cường sự tham gia và tầm ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông ở cấp quận, cấp thành phố và cấp quốc gia trong việc phòng chống QRTD tại nơi làm việc; vận động chính sách, tạo ra sự thay đổi hướng đến tăng phân bổ ngân sách đầu tư công và tăng cường chất lượng các sáng kiến, hoạt động làm giảm bớt các tệ nạn QRTD tại nơi làm việc.
![]() |
Toàn cảnh buổi tập huấn. |
Trong buổi tập huấn, những người tham dự cùng trao đổi nhóm về vai trò của truyền thông trong phòng chống QRTD tại nơi làm việc; thảo luận về bất bình đẳng giới, quy tắc ứng xử tại nơi làm việc. Từ đó, đề xuất sáng kiến đồng thời xây dựng kế hoạch truyền thông, định hướng tin bài nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền, phổ biến kiến thức về phòng chống QRTD tại nơi làm việc đến cộng đồng, đặc biệt là các công nhân làm việc trong ngành may mặc…
![]() |
Ảnh minh họa |
Ngoài ra, sau buổi tập huấn, các thành viên sẽ đi thực địa tại 2 công ty: Crystal Sweater Việt Nam (Khu công nghiệp Tràng Duệ) và Jasan Việt Nam (Khu công nghiệp VSIP Hải Phòng) để quan sát trực tiếp các hoạt động và tác động của dự án cũng như tìm hiểu thêm về phòng chống QRTD tại nơi làm việc của các nhà máy.
Được biết dự án “Sáng kiến chấm dứt bạo lực giới ngành may mặc” có thời hạn từ 2018 - 2020. Trong suốt thời gian phát triển dự án đã có hơn 15 cuộc tập huấn về các kiến thức liên quan đến QRTD cho công nhân, kỹ năng xử lý cho cán bộ quản lý; 2 cuộc tập huấn cho các cán bộ truyền thông trên địa bàn thành phố về ảnh hưởng của truyền thông đến các vấn đề QRTD và hoạt động dự án; 4 cuộc truyền thông quy mô lớn tới hơn 4.000 công nhân trên địa bàn thành phố. Bên cạnh đó, hỗ trợ hơn 8.000 khẩu trang kháng khuẩn, 1.000 chai nước rửa tay diệt khuẩn, 4.000 bánh xà phòng cho hơn 500 công nhân tại 2 nhà máy trên và 300 người dân tại huyện Vĩnh Bảo...
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Tin mới hơn

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận
Tin tức khác

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân
