![]() |
Lao động nữ có nguy cơ cao bị quấy rối tình dục, cả ở nơi làm việc và trên đường đi làm. Ảnh luatvietnam.vn |
Thiếu thông tin và không dám lên tiếng
Theo số liệu nghiên cứu của Tổ chức Lao động Thế giới tại Việt Nam (ILO), lao động nữ bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc chiếm 78%; nhiều lao động nữ khác bị quấy rối tình dục trên đường đi làm về và trong khu nhà trọ, tuy nhiên không có số liệu cụ thể về tình trạng này.
Ông Bùi Văn Lân, Trưởng khu dân cư 11, phường Bình Hàn, TP. Hải Dương cho biết, theo ông, tình trạng công nhân nữ bị quấy rối tình dục trên đường đi làm về và tại các khu nhà trọ đã xảy ra. Rất nhiều CNLĐ đã phải gọi đến Trưởng khu dân cư hay chủ nhà trọ. Trường hợp gần nhất là chị công nhân làm tại Công ty Xuất khẩu Mỹ nghệ Vân Anh (TP. Hải Dương) trên đường về nhà trọ bị đối tượng nam bám theo và “gạ gẫm”. Quá sợ hãi, chị đã cầu cứu các bạn nhà trọ và Trưởng khu dân cư nhờ giúp đỡ.
Chị Lê Thị Thanh Huyền chia sẻ, trước đây chị làm công nhân Công ty TNHH Sumidenso phải làm 3 ca, chị thường xuyên đi về tối và sáng sớm trên quãng đường từ KCN Đại An đến phường Cẩm Thượng (TP. Hải Dương). Không ít lần đến những đoạn đường vắng chị bị các thanh niên nghiện hút, chơi bời chặn đầu xe trêu chọc và có những hành vi quấy rối mà không dám phản ứng... Để tránh bị trêu chọc chị đã rủ các bạn đi theo từng tốp đông, tuy nhiên tình trạng này vẫn diễn ra thường xuyên khi các chị đi làm ca đêm. Quá sợ hãi, đầu tháng 2/2019, chị đã quyết định nghỉ việc để về làm tại xưởng may gần nhà cho an toàn, mặc dù thu nhập bị giảm đáng kể.
Bà Trần Thị Làn, chủ nhà trọ xã Tân Trường, huyện Cẩm Giàng (Hải Dương) cho biết: Gia đình có 20 phòng trọ, trong đó chủ yếu là CNLĐ nữ, thời gian làm việc cũng không cố định vì họ làm việc 3 ca. Tình trạng phòng trọ nữ thường xuyên bị các đối tượng xấu gõ cửa và trêu ghẹo vào ban đêm diễn ra thường xuyên. Để bảo vệ họ, mới đây bà đã cho thay tất cả cánh cửa; cổng ra vào được gia cố chặt chẽ hơn.
![]() |
LĐLĐ huyện Ninh Giang, Hải Dương tổ chức tư vấn an toàn tình dục, thông tin nguy cơ bị quấy rối tình dục, khám sức khỏe cho lao động nữ. |
Bảo vệ lao động nữ như thế nào?
Bộ luật Lao động 2012 đã quy định về hành vi quấy rối tình dục nơi làm việc, tuy nhiên lại không đưa ra khái niệm rõ ràng, gây khó khăn cho việc xử lý.
Dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi lần này đã đề cập hành vi quáy rối tình dục tại nơi làm việc là dùng lời nói, hành vi mang tính thể chất hoặc tài liệu, hình ảnh có tính chất tình dục không mong muốn và xúc phạm tới người nhận. Trong các công việc cần thực hiện để phòng, chống quấy rối tình dục một cách hiệu quả trên thực tế, công việc cấp bách hiện nay là hoàn thiện các quy định về quấy rối tình dục của Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Tại buổi chia sẻ “Lao động nữ bị quấy rối tình dục” do LĐLĐ tỉnh Hải Dương phối hợp với tổ chức BATIK International, các đại biểu khẳng định, khi đối mặt với vấn đề này, nhiều phụ nữ thay vì có biện pháp phòng vệ bản thân thì lại chọn im lặng, có thể vì để bảo vệ công việc đang có, hoặc khi không còn chịu đựng được nữa thì chấp nhận bỏ việc. Một phần nguyên nhân do thiếu các quy định về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo cụ thể, phù hợp với những đặc điểm đặc thù của hành vi quấy rối tình dục, thiếu hướng dẫn về việc cân bằng trách nhiệm cung cấp bằng chứng khi khiếu nại, tố cáo…; thiếu các quy định về chế tài, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi quấy rối tình dục và ngăn chặn tái phạm.
![]() |
Không chỉ là nguy cơ, hình ảnh vụ việc gần đây khiến dư luận dậy sóng: Một lao động nữ đang phơi quần áo giữa ban ngày trước xóm trọ bị một người đàn ông đi xe máy qua trắng trợn quấy rối tình dục. Ảnh 24h.com.vn |
Theo bà Nguyễn Thị Đức Hạnh, Trưởng ban Nữ công LĐLĐ tỉnh Hải Dương, để hạn chế tình trạng lao động nữ bị quấy rối tình dục, các công ty cần phải thường xuyên tuyên truyền về các hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc, nhà trọ và trên đường đi làm, thậm chí đưa ra các tình huống cụ thể để họ có thể nhận biết đó là hành vi quấy rối tình dục, đồng thời cung cấp thông tin về địa chỉ để phản ánh những vấn đề này.
Bên cạnh đó, trên các đoạn đường vắng tại đường gom nên có các cán bộ như công an xã, phường, an ninh trong khu dân cư thường xuyên đi tuần. Bố trí hòm thư tố giác tội phạm trong các khu nhà trọ, hoặc khu dân cư để CNLĐ có thể phản ánh kịp thời.
![]() | |
![]()
|
Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo
Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường
