![]() |
Tội phạm "yêu râu xanh" có thể bộc phát bất cứ ở đâu, kể cả nơi an toàn nhất. (Ảnh: PLO) |
Mặc dù cơ quan chức năng tích cực xử lý, khởi tối hàng nghìn đối tượng xâm hại tình dục trẻ em nhưng trung bình mỗi năm vẫn phát hiện có trên một nghìn vụ xâm hại xảy ra khiến dư luận bức xúc và khó hiểu nguyên nhân vì sao loại hình tội phạm này lại có xu hướng gia tăng.
Cụ thể, nguyên nhân đến từ các đối tượng có lối sống buông thả, sống gấp, rượu chè lêu lổng, thiếu tu dưỡng, thiếu gương mẫu đã trỗi dậy ham muốn dục vọng bản thân. Mặt khác, đối tượng và nạn nhân có quan hệ như cha con, thầy trò, hàng xóm thân thiết đã tạo ra cơ hội gần gũi với nạn nhân.
Do đó, nạn nhân thiếu đi sự cảnh giác trở thành điều kiện thuận lợi để đối tượng thực hiện hành vi xâm hại tình dục. Theo số liệu của Bộ Lao động Thương binh & Xã hội, 21,3% đối tượng là người thân với nạn nhân như cha đẻ, cha dượng, ông, chú, cậu; 59,9% đối tượng là người quen, hàng xóm; 12,6% đối tượng là người lạ.
Trong đó, một số đối tượng có biểu hiện về mặt bệnh lý như thiếu rèn luyện, có thú vui nhục dục bệnh hoạn, thích ấu dâm với những nạn nhân còn ít tuổi. Điển hình là có vụ đối tượng thực hiện hành vi xâm hại với nạn nhân chỉ mới 2 tuổi (như vụ xảy ra ở Hải Phòng) và hơn 1 tuổi (ở Quảng Ninh).
Trong thời đại bùng nổ thông tin và lỏng lẻo trong công tác quản lý thông tin cũng là công cụ giúp đối tượng tiếp cận nạn nhân bằng những thông tin độc hại, văn hóa phẩm đồi trụy nhằm kích thích sự tò mò của nạn nhân mà không có bất kỳ sự cảnh báo, ngăn chặn nào.
Thêm vào đó, nạn nhân thiếu kỹ năng trong việc tiếp nhận các thông tin trên mạng xã hội dễ dàng bị các đối tượng tiếp cận rủ rê gặp mặt và thực hiện hành vi cưỡng bức.
Bên cạnh đó, một số bậc phụ huynh và các em chưa nhận thức được hậu quả, tác hại lâu dài nhiều mặt của tội phạm xâm hại trẻ em do có tâm lý mặc cảm, xấu hổ, sợ ảnh hưởng tới tương lai. Thậm chí cho rằng, mình là người có lỗi nên cam chịu, chấp nhận thương lượng, dàn xếp để xử lý nội bộ.
Nhiều gia đình phụ huynh quá mải mê làm ăn, lo toan cuộc sống mà ít quan tâm đến con cái hoặc ly thân, ly hôn rồi phó mặc việc quản lý, giáo dục cho ông, bà và những người khác. Cùng với đó, cộng đồng dân cư chưa nhận thức được đầy đủ về hành vi quan hệ tình dục với người dưới 16 tuổi.
Nhiều trường hợp họ không biết đó là hành vi phạm tội, cho rằng là chuyện riêng của mỗi gia đình. Từ đó cho thấy, gia đình đã thể hiện không có trách nhiệm trong bảo vệ trẻ em, chưa có ý thức phòng ngừa và tố giác tội phạm.
Ngoài ra, tội phạm xâm hại tình dục trẻ em gia tăng do chính từ cơ quan chức năng nhưcông tác tuyên truyền chưa đạt hiệu quả, lựa chọn được biện pháp tuyên truyền phù hợp, phong phú và sinh động để có thể tác động đáng kể tới nhận thức của cộng đồng.
Việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo tội phạm của người dân về xâm hại tình dục trẻ em chưa được nhanh chóng, kịp thời. Quá trình xác minh, điều tra, truy tố xét xử kéo dài, gây phiền hà, mệt mỏi làm người dân hoài nghi và không đảm bảo bí mật thông tin cá nhân cho nạn nhân....
Còn nữa...
![]() |
![]() |
![]() |
Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay
Tin tức khác
