![]() |
Công nhân lao động lớn tuổi lo bị chủ doanh nghiệp sa thải. |
Nhọc nhằn công nhân khu công nghiệp
8 giờ 30 phút tối, chị Nguyễn Thị Xuân, công nhân tại khu công nghiệp Bình Xuyên (Vĩnh Phúc) mới trở về nhà. Tranh thủ vừa ăn cốc cháo mua dọc đường, chị vừa tiếp chuyện với tôi: “Hôm nào cũng thế chú ạ. Từ đầu năm tới giờ công ty tăng ca liên tục, ngày nào cũng 8, 9 giờ tối mới trở về nhà. Thôi thì bạ gì ăn nấy, lấy sức mai còn làm việc tiếp”.
Rồi chị phân trần: “Cũng chả làm lâu được đâu chú ạ. Nay chị ngoài 40 rồi, ước chừng chỉ hai, ba năm nữa thôi. Một là sức khỏe yếu không kham nổi công việc, hai là chủ cũng sẽ tìm cách sa thải. Công nhân lao động nhiều tuổi nếu sử dụng thì phải trả lương, BHXH cao hơn do có thâm niên, trong khi đó năng lực thì không thể bằng lao động trẻ. Dạo này chị em công ty đang xôn xao chúng tôi có thể bị tăng tuổi nghỉ hưu. Nhưng tăng bao nhiêu chả mấy người quan tâm, vì đằng nào chúng tôi cũng bị nghỉ việc trước 50 tuổi…”.
Vấn đề chị Xuân đề cập khiến tôi lại nhớ đến sự việc của công ty Honda Việt Nam chi nhánh Phúc Yên, Vĩnh Phúc cách đây tròn 3 năm. Năm đó, nhóm phóng viên chúng tôi nhận được phản ánh của hàng chục lao động liên quan đến vấn đề đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của chủ doanh nghiệp với công nhân lao động, mà đa số họ đều trên 35 tuổi, trong đó có nhiểu lao động gắn bó với công ty này từ ngày mới đi vào hoạt động. Người lao động trên đưới 40 tuổi đã bị nhiều doanh nghiệp tìm mọi cách sa thải; phải chăng, việc tăng tuổi nghỉ hưu trên mức quy định hiện nay không “chạm” tới đối tượng này?
Tăng tuổi nghỉ hưu có thực tế?
Tôi rất ấn tượng về câu nói của anh Thắng (phường Phúc Thắng, Phúc yên, Vĩnh Phúc): “Anh thấy đấy, giờ tôi mới có 37 tuổi, còn khỏe, cũng có tay nghề, nhưng nay phải ở nhà đuổi gà cho vợ vì các doanh nghiệp đều từ chối với lý do mình đã lớn tuổi. Coi như tôi bất đắc dĩ phải “về hưu”, mỗi tội không có lương hưu. Tôi nghe nhiều người nói loáng thoáng đang rục rịch tăng tuổi nghỉ hưu thế nào đó, không biết đó là tăng ở đối tượng nào; vì người lao động như tôi đã về hưu rồi, không có cơ hội được “tăng” tuổi nghỉ hưu nữa”.
Tâm tư của công nhân lao động đa số đều phân vân. Anh Bùi Văn Minh hiện đang làm việc tại TP. Hồ Chí Minh cho rằng: qua 50 tuổi, nhất là lao động nữ khó có thể đáp ứng công việc. Còn nếu nghỉ việc sớm, thì chế độ hưu sẽ khó bảo đảm cuộc sống. Đó là chưa kể, chủ có đồng ý cho mình làm việc tới lúc 60 hoặc 62 tuổi không…
Chị Trương Thị Len, 28 tuổi, công nhân lao động tại Bắc Giang khẳng định, với áp lực công việc như hiện tại, qua 40 tuổi chị cũng sẽ tự nghỉ việc và về quê. “Cuộc sống công nhân lao động quá áp lực, làm việc gò bó, ăn uống kham khổ, tăng ca nhiều, trong khi đó thu nhập thấp, đời sống tinh thần nghèo nàn. Mới làm được 5 năm đã thấy stress. Hỏi làm sao có thể duy trì liên tục trong gần 40 năm đến lúc nghỉ hưu mà nghe nói sẽ tăng lên đến 58, 60 tuổi?”
Gần đây, khi tham dự một cuộc hội nghị lấy ý kiến về dự thảo tăng tuổi nghỉ hưu do Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức, tôi khá tâm đắc với ý kiến của ông Ngọ Duy Hiểu khi nói rằng, Tổng Liên đoàn sẽ tiếp thu ý kiến của đoàn viên, người lao động về việc tăng tuổi nghỉ hưu để có phản ánh, kiến nghị với Quốc hội, tránh trường hợp “luật trên trời, cuộc đời dưới đất”…
![]() Ngày 22/4/2019, Đoàn khảo sát tình hình thực hiện pháp luật ATVSLĐ của Tổng LĐLĐ Việt Nam do đồng chí Lê Đình Quảng, Phó Trưởng ... |
![]() Công nhân dệt may làm việc trong tư thế gò bó, môi trường nhiều bụi và tiếng ồn, dẫn tới nguy cơ mắc một số ... |
Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo
Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường
