Cụ thể, theo báo cáo từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm học qua, số lượng học sinh bị đánh giá là “chưa hoàn thành” là 105.700 em học sinh tiểu học trên tổng số hơn 9,2 triệu học sinh tiểu học. Tỉ lệ học sinh cấp tiểu học bị học lại là 1,2%. Đông nhất là lớp 1 với số lượng là hơn 52.000 em. Môn Toán (39.000 em) và môn Tiếng Việt (49.700 em) là hai môn học các em không hoàn thành lớn nhất.
Bộ cho rằng, "cách đánh giá mới phản ánh thực chất chất lượng giáo dục trên bình diện toàn quốc". Bộ cũng cho rằng con số này là “bình thường” để tránh tình trạng “ngồi nhầm lớp”.
Lý giải của Bộ là hợp lý dù con số trên có thể gây sốc bởi thời gian gần đây, học sinh tiểu học rất hiếm khi lưu ban. Thậm chí, rất khó để các em có thể lưu ban.
Tôi đã chứng kiến cách đây dăm bảy năm, con của bạn tôi sống phần lớn thời gian ở nước ngoài, khi trở lại Việt Nam, việc phát âm tiếng Việt và viết của cháu rất khó khăn. Đặc thù như vậy, bạn tôi xin cho con được học lại nhưng bất thành. Vì theo lý giải, việc cháu lưu ban có ảnh hưởng tới thành tích của cô, của lớp, của trường.
Hay nổi bật, vụ việc học sinh lớp 6 không biết đọc cách đây 2 năm cũng khiến dư luận thở dài. Việc biết đọc biết viết gần như hoàn thành ở lớp 1. Song, bằng những áp lực khác nhau, các thầy cô vẫn cho cháu lên lớp tới tận lớp 6. Và khi em không thể đọc, công sức 5 năm ngồi trên ghế nhà trường gần như bằng 0.
Chưa kể, những tổn thương rất lớn về mặt tinh thần em phải trải qua khi em không thể làm bất cứ bài tập nào liên quan tới con chữ. Điều này khiến em mặc cảm, sợ hãi trong lớp. Nó cũng làm em cảm thấy bất lực và vô ích khi ngày ngày phải đến lớp, nghe những điều không hiểu, cầm quyển sách cho có và thầy cô vẫn buộc em phải lên lớp… Ngần ấy thứ áp lực tâm lý bủa vây một đứa trẻ chỉ vì bệnh thành tích là quá khủng khiếp!
Đó cũng là lý do tại sao việc hơn 5 vạn học sinh lớp 1 học lại là tín hiệu tích cực. Các em có những bối cảnh sống khác nhau, có những may mắn và thiệt thòi khác nhau nên việc các em không đạt tiêu chuẩn và học lại là điều bình thường. Chậm một năm không làm cuộc đời một con người trở nên bi kịch. Nhưng nhanh một năm trong khi các em chưa được trang bị đầy đủ để tiếp tục học các lớp tiếp theo thì chắc chắn là thảm họa.
Việc trả điểm số về đúng nghĩa để đánh giá năng lực học sinh đáp ứng nhu cầu học tập cũng là điều đáng hoan nghênh. Những con số không phải là áp lực để thầy cô “cày” đẹp hồ sơ, đẹp những lời diễn văn. Nó phản ánh đúng thực chất năng lực của các em học sinh.
Phải nói rõ, học sinh lưu ban không phải là học sinh dốt. Không có đứa trẻ nào dốt cả. Chỉ là, các em không mạnh những môn trong hệ thống giáo dục. Và các em cần nhiều thời gian hơn để làm việc đó. Sự chậm trễ này là cần thiết và đáng giá.
Và lưu ban hay học lại hay dân giã gọi là “đúp” không chỉ là điều không may với các em học sinh. Đó còn là quyền lợi của các em. Các em có quyền phát triển bản thân bình thường; nhanh - chậm bình thường tùy bối cảnh sống cũng như ngộ tính. Các em có quyền được sống trong một môi trường tôn trọng điểm mạnh cũng như được cho thời gian để hoàn thiện cả những thứ chưa đạt của bản thân.
Hơn cả, các em có quyền được lưu ban, quyền được khắc phục những điều các em chưa đảm bảo để học các bậc tiếp theo chứ không phải lên lớp vì thành tích của người lớn.
MỸ ANH
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Mỹ Anh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. “Buy me a coffee” Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt
Tin tức khác

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
