Môn học liên kết là cách gọi khi nhà trường liên kết với các cơ sở đào tạo dạy thêm các môn như: Toán, Tiếng Anh, STEM,… Theo phản ánh của báo chí, tình trạng nhà trường dạy “môn học liên kết” diễn ra ở nhiều nơi. Đáng chú ý, nhiều trường đã xếp lịch học của các môn về lý là “bổ trợ” này đan cài giữa các tiết học chính. Các cháu học sinh mà phụ huynh không đăng ký học liên kết thêm, khi đến các tiết học này, học sinh sẽ bị mời ra khỏi lớp.
Điều này làm cho nhiều trường có tỉ lệ học sinh đăng ký học liên kết lên tới 95-100%. Không thể biện minh, đây là cách làm phản giáo dục, bất nhẫn.
Hơn thế, theo Dân Trí, đã có hiệu trưởng trường học giải bày với báo chí, rằng họ cũng chịu rất nhiều sức ép từ “những cuộc gọi” gửi gắm các đơn vị liên kết. Khi là chương trình kỹ năng sống, lúc là hoạt động ngoại khóa,… khiến những người quản lý ở các cơ sở giáo dục rất bối rối và khó khăn trong quyết định. Họ cũng chia sẻ, nhiều lúc học thấy cả chương trình liên kết rất cũ, chất lượng kém nhưng từ chối không hề đơn giản. Đồng thời, nhiều chương trình liên kết còn dùng chính nguồn lực giáo viên trường để dạy cho học sinh, dù giáo viên có muốn hay không.
Đọc suốt các loạt bài, cảm giác dễ thấy là ớn lạnh bởi dường như có những thế lực đằng sau những công ty bên ngoài đang thao túng các trường học. Nếu đúng là thật thì từ học sinh, phụ huynh, giáo viên tới hiệu trưởng các nhà trường đang chịu rất nhiều sức ép từ những công ty này và có thể là cả những người đứng đằng sau những công ty trên.
![]() |
Ảnh minh hoạ: congdankhuyenhoc.vn |
Để giải quyết thấu đáo những lời than van không hồi kết của phụ huynh, của giáo viên và cả việc ảnh hưởng tới chất lượng phát triển của học sinh, điều cần thiết là một cuộc điều tra rõ ràng của các cơ quan quản lý giáo dục. Có hay không việc dạy thêm trá hình dưới danh nghĩa dạy liên kết như báo chí phản ánh? Có hay không việc học sinh phải ra khỏi lớp nếu không học liên kết? Có hay không các công ty đã dùng những sức ép từ thượng cấp ép các nhà trường?
Hàng chục, hàng trăm câu hỏi đang được dư luận bức bối và cần một câu trả lời xác đáng. Câu chuyện không đơn giản chỉ là quyền lợi vật chất mà nó đang là thách thức rất lớn tới sự tôn nghiêm của ngành Giáo dục. Bởi nếu trường học đã bị các công ty bên ngoài thao túng, thì mọi nỗ lực thay đổi từ thượng tầng đều rất khó đạt hiệu quả mong đợi. Thầy cô không còn dạy học sinh về hai chữ liêm chính; hiệu trưởng không thể nói với giáo viên về sự tâm huyết hay nhân văn.
Tôi còn nhớ mãi hình ảnh tôi quan sát ở điểm trường vùng cao trên địa bàn tỉnh Điện Biên cách đây chục năm. Giờ tan trường, mỗi em học sinh ra về, trên tay là hai gói mỳ tôm được các cô giáo cắm bản dùng tiền túi để mua cho các em, mong các em hôm sau lại đến lớp. Đến giờ, khi đọc trên báo hay mắt thấy tai nghe những câu chuyện trái ngang của các trường học, tôi vẫn luôn nhớ về những gương mặt lấm lem mà hạnh phúc của các em học sinh nhỏ ấy.
Chắc chắn, những vấn đề tiêu cực trong ngành Giáo dục chỉ là bộ phận nhỏ, là con sâu bỏ rầu nồi canh. Nhưng những câu chuyện ấy, những đốm lửa nhỏ ấy phải được dập, phải bị nghiêm trị và ngăn chặn bằng được.
Để trường học là môi trường của thầy và trò, để thầy cô tự hào với hai từ giáo viên họ mang trên mình, ngành Giáo dục nhất định phải xử lý được những vấn nạn ấy!
MỸ ANH
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Mỹ Anh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. “Buy me a coffee”
Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
![]() Năm ngoái, nhân việc phụ huynh tại phường Hoàng Liệt (quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội) tham gia bốc thăm để giành suất vào trường ... |
![]() Hơn 52.000 học sinh lớp 1 trên cả nước năm học qua được đánh giá là “chưa hoàn thành” lớp 1. Số lượng này là ... |
![]() TP.HCM vừa đi đầu trong việc bỏ kiểm tra miệng đầu giờ với học sinh các cấp trên địa bàn TP. Tuyên bố này được ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt
Tin tức khác

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
