Người lao động

Quảng Nam: Vận động các chủ nhà trọ giảm giá thuê phòng cho công nhân

Hoài Nam
Tác giả: Hoài Nam
Đại dịch Covid-19 khiến đời sống của hàng ngàn công nhân lao động tại các Khu công nghiệp ở tỉnh Quảng Nam gặp rất nhiều khó khăn. Chia sẻ gánh nặng về khoản tiền thuê phòng trọ cho những lao động nghèo, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Nam phối hợp với chính quyền, mặt trận các địa phương đến từng gia đình chủ trọ vận động giảm giá phòng, mức giảm từ 20 đến 50%. Đến nay, đã có 200 chủ nhà trọ đồng ý giảm giá cho hơn 2.000 phòng. Tổng số tiền thuê trọ đã giảm cho công nhân ước khoảng 500 triệu đồng.
“Mái ấm” cho người lao động ở doanh nghiệp FDI tại Quảng Nam Hai chị em công nhân Cơ Tu sống lay lắt giữa mùa dịch Quảng Nam thực hiện “mục tiêu kép” đẩy lùi dịch bệnh và phát triển kinh tế
1808 img 1274
Các khu nhà trọ tại Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc, tỉnh Quảng Nam.

Bên trong những khu nhà trọ ọp ẹp

Con đường vào các dãy nhà trọ của công nhân Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam khá chật hẹp. Ban ngày, rất hiếm khi gặp được công nhân, vì hầu hết đi làm, con cái gửi nhà trẻ. Nhưng hôm nay lại có rất đông công nhân ở nhà, không chỉ một người mà có khi cả 2 vợ chồng, rồi con cái nheo nhóc. Họ là những công nhân làm việc tại các công ty may mặc, giày da. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên doanh nghiệp không có đơn hàng buộc phải dừng hoạt động, công nhân mất việc đành phải ở nhà.

Một nữ công nhân (xin được giấu tên) làm ở Công ty TNHH May Minh Hoàng, Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc cho biết, mấy tháng qua, doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính nên gần 500 công nhân lao động phải nghỉ việc. Chồng làm phụ hồ cũng thất nghiệp trong đợt dịch. Hai vợ chồng dự định đưa con về quê chồng ở Đại Lộc sống nhờ ông bà nội. Nhưng bước vào năm học mới nên không thể về được. Vợ chồng đành gắng gượng sống với đồng lương ít ỏi tại khu nhà trọ chật hẹp cách khu công nghiệp chừng 5 cây số. “Chồng em mới vừa xin vô làm ở Công ty TNHH M & H Industry trong khu công nghiệp được hơn 1 tuần, chưa có lương. Em thì mấy tháng rồi không nhận được đồng lương mô hết. Trước đây có dành dụm được một ít, chừ cũng tiêu sạch rồi. Những tháng tới không biết sống bằng chi đây”.

1819 img 1181
Các con của công nhân thuê trọ vui chơi tại khoảng hành lang phòng trọ.

Từ khi Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc triển khai xây dựng, các dãy nhà trọ cũng đã manh nha hình thành. Thời gian đầu, người dân xây nhà trọ chủ yếu cho công nhân làm hạ tầng khu công nghiệp thuê ở. Về sau, số lượng công nhân làm việc tại khu công nghiệp tăng lên (từ con số vài ngàn, hiện nay là hơn 25.000 người). Các dãy nhà trọ theo đó cũng mọc lên như nấm. Những căn nhà trọ ọp ẹp, thấp lè tè, rộng chừng mười mét vuông trở xuống, bên trên lợp tôn, không đóng la phông. Mùa nắng chẳng khác gì “lò lửa”; mùa mưa thì ẩm mốc, dột tứ bề…

Chị A Lăng Thị Băng từ huyện miền núi Đông Giang xuống làm việc tại Công ty Giày Rieker, Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc tâm sự, từ nhỏ đến lớn gắn bó với núi rừng quen rồi. Đêm đầu tiên sống ở căn nhà trọ chật chội, 4 bức tường xây xung quanh cảm giác ngột ngạt: “Sợ lắm luôn, mấy đêm liền không ngủ vì cứ thấy chung quanh như có ma. Hồi xưa, trên núi ở nhà sàn nhưng tối đến mọi người quây quần bên nhau. Xuống đây thuê nhà trọ ở gần chị ruột nhưng tối đến thì ai về phòng nấy”. Có lẽ vì thế mà chị A Lăng Thị Băng đem lòng yêu một người đàn ông ở xa. Mối tình mặn nồng đã cho ra đời bé gái, thêm gánh nặng lo toan trong cuộc sống.

1829 img 1185
Chị A Lăng Thị Băng cùng con gái.

San sẻ khó khăn với công nhân

Cuộc vận động các chủ nhà trọ giảm giá thuê phòng cho công nhân được Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Nam giao cho Công đoàn các Khu công nghiệp tỉnh triển khai từ đợt dịch trước. Ban đầu, hầu hết các chủ nhà trọ đều không đồng tình, cho rằng giá cho thuê hiện đã khá thấp. Dần dà, qua sự vận động, giải thích có lý, có tình, nhiều chủ nhà trọ đồng ý giảm giá phòng.

2048 img 1191
Chị A Lăng Thị Băng chuẩn bị bữa cơm sau khi đi làm về.

Ông Nguyễn Phụ, chủ của 8 phòng trọ và 1 nhà trọ cho công nhân thuê nói rằng: “Đàn ông mình thì răng cũng được, nhưng vợ đôi khi lại không muốn thu nhập bị sụt giảm. Nhưng rồi hai vợ chồng ngồi lại bàn với nhau, dịch dã ai biết trước được. Thôi thì mình có giảm tí thu nhập nhưng giúp được cho một số hoàn cảnh cũng là làm phước”. Thêm nữa, bản thân ông Nguyễn Phụ là Phó ban Quản lý Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc nên ông phải đi đầu trong việc thực hiện chủ trương mà Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Nam đưa ra. “Hiện nay, số công nhân còn “trụ bám” ở các xã gần khu công nghiệp nói chung và Khối phố Viêm Trung này nói riêng rất là lớn. Gia đình chúng tôi luôn luôn có sự hưởng ứng và hỗ trợ nhất định đối với công nhân ở đây. Tổ chức Công đoàn và chính quyền, mặt trận ở địa phương đã đến gõ cửa từng nhà để vận động thì chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ. Không những hỗ trợ giảm giá phòng trong vòng 3 tháng mà trong thời gian đến, nếu trường hợp dịch có diễn biến phức tạp kéo dài thì gia đình chúng tôi cũng tiếp tục hỗ trợ để chia sẻ khó khăn với công nhân” - ông Phụ cho biết như vậy.

Chị Phạm Thị Thùy Trinh, Quản lý Công ty TNHH May Minh Hoàng chia sẻ, mấy tháng rồi không có đơn hàng, công ty đành cho toàn bộ công nhân nghỉ việc mà không có khoản hỗ trợ nào. “Các chủ nhà trọ giảm giá phòng cho công nhân vào thời điểm này cũng là giúp cho công nhân ở lại ở công ty, chớ không họ đi hết. Hiện nay, công nhân của công ty ở rải rác tại các khu nhà trọ. Nếu họ về quê thì phòng trọ cũng để trống. Thôi thì mỗi người chia sẻ một ít để công nhân bớt đi gánh nặng trong chi tiêu hằng tháng. Đợt dịch đầu mình vận động như vậy là tốt rồi, cũng mong muốn đợt dịch thứ 2 này các chủ nhà trọ tiếp tục giảm giá thuê phòng cho công nhân, nhất là những công nhân có con nhỏ”.

1841 img 1166
Công nhân tan làm ở Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc.

Ông Nguyễn Kỳ Vĩnh, Chủ tịch Công đoàn các Khu công nghiệp tỉnh Quảng Nam cho biết, qua khảo sát, đời sống của người lao động trong đợt dịch thứ 2 hết sức khó khăn. Các doanh nghiệp lớn như Công ty Giày Rieker hay Công ty TNHH May Minh Hoàng đều phải hoạt động cầm chừng.

Hiện nay, số công nhân tại các khu công nghiệp tỉnh Quảng Nam bị ảnh hưởng do dịch là trên 14.000 người. Trong đó, công nhân mất việc liên tục trên 1 tháng gần 1.000 người, còn mất việc một vài tuần khoảng 12.000 người.

“Không chỉ có công nhân tại Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc được giảm giá thuê phòng trọ mà hiện nay, tại Khu công nghiệp Tam Thăng, thành phố Tam Kỳ, các chủ nhà trọ cũng đã đồng ý giảm giá cho thuê phòng cho công nhân, mức giảm từ 10 đến 20%. Có nơi, chủ nhà trọ đồng ý giảm một nửa giá cho thuê. Sắp đến, chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp với chính quyền và mặt trận các cấp tích cực vận động các chủ nhà trọ giảm sâu giá phòng để giảm bớt gánh nặng cho công nhân”.

Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 12/9 Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 12/9

Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 12/9, tổng số người nhiễm trên toàn cầu là hơn 28,6 triệu, hơn 918 nghìn người ...

“Mái ấm” cho người lao động ở doanh nghiệp FDI tại Quảng Nam “Mái ấm” cho người lao động ở doanh nghiệp FDI tại Quảng Nam

Trong khi hàng trăm doanh nghiệp thuộc lĩnh vực may mặc bị tác động của dịch Covid- 19 buộc phải đóng cửa hoặc cho công ...

Thói vô tâm và những trò                                  đùa ác Thói vô tâm và những trò đùa ác

Một số người đăng tin có nhà trọ cho thuê và tuyển dụng để "đùa chơi", khiến nhiều người điêu đứng. Người công nhân ...

Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, bản thân người lao động phải tái định vị chính mình, từ tư duy “làm để được trả lương” sang “làm để đóng góp, làm để phát triển”. Chỉ khi người lao động coi mỗi công việc là một trải nghiệm học tập, một cơ hội rèn luyện kỹ năng và phát triển bản thân, họ mới thực sự trở thành nhân tố không thể thiếu trong chuỗi giá trị, trong chiến lược phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Trong quá trình thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang. Tuy nhiên, vẫn còn những bất cập, đặc biệt đối với người có từ 15 năm công tác trở lên tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khiến họ chịu thiệt thòi so với người làm việc ở các vùng khác.
Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Khi pháp luật thôi là rào cản, mà trở thành điểm tựa, người công nhân sẽ không còn là người “thi hành ý tưởng” mà có thể là người “khởi xướng đổi mới”. Chính sách pháp lý ấy, nếu được thực thi đúng đắn sẽ đưa tầng lớp lao động bước vào vai trò trung tâm của cuộc cách mạng đổi mới quốc gia.

Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Ở nơi mùi hóa chất hòa vào tiếng máy móc ầm ầm vận hành mỗi ngày, có một người đàn ông lặng lẽ dành cả tâm huyết của mình để biến điều không thể thành có thể. Đó là anh Nguyễn Thanh Lâm (SN 1976) – cán bộ kỹ thuật phụ trách An toàn lao động, đồng thời là Chủ tịch Công đoàn Công ty cổ phần TICO TP. HCM – một người lao động tận tụy, đam mê nghề đến mức luôn “nghĩ về nhà máy” ngay cả sau giờ làm việc…
Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Việc Chính phủ được đề nghị phân bổ tối thiểu 3% ngân sách nhà nước cho khoa học – công nghệ và nâng dần lên 2% GDP, là bước chuyển từ “lời nói” thành “hành động”. Đây là tín hiệu cho thấy, Nhà nước đang xác lập một ưu tiên quốc gia mới và ưu tiên ấy không chỉ dành cho các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm cao cấp mà còn dành cho công nhân, kỹ sư, người lao động nơi xưởng máy, công trình, đồng ruộng.
“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Từ ruộng đồng đến nhà máy, từ làng quê đến khu công nghiệp, hàng triệu công nhân và người lao động Việt Nam đang từng ngày nỗ lực vươn lên bằng chính sức mình.
Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị được Tổng Bí thư Tô Lâm ví như một “Khoán 10” trong lĩnh vực khoa học, công nghệ cho thấy khát vọng bứt phá mà còn khơi dậy tinh thần đổi mới và vai trò trung tâm của lực lượng lao động.
“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và chuyển đổi số mạnh mẽ, việc xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa không chỉ là vấn đề đạo đức mà còn là yếu tố sống còn của doanh nghiệp.
Người "thắp lửa" tự động hóa nơi nhà máy

Người "thắp lửa" tự động hóa nơi nhà máy

Trong phân xưởng sản xuất hiện đại tại Nhà máy Unilever – Củ Chi, TP. HCM, nơi dây chuyền máy móc hoạt động không ngơi nghỉ, có một người đàn ông luôn âm thầm đi bên cạnh từng cải tiến. Đó là anh Trần Tiến Đạt (SN 1994) – Trưởng nhóm Bảo trì & Dự án tự động hóa thông minh phân xưởng PBC.
Xem thêm