Cụ thể, quán cà phê này đã đăng thông báo cách đây 3 ngày: “Vì quán không có không gian riêng dành cho trẻ em vui chơi. Vì quán sợ tiếng ré, tiếng khóc của trẻ làm ảnh hưởng đến những vị khách đến thư giãn và trò chuyện. Vì quán không có kĩ năng dỗ dành trẻ, giữ trẻ giúp các ba mẹ. Nên kể từ hôm nay quán xin phép từ chối khách dẫn theo trẻ em dưới 12 tuổi ạ”.
![]() |
Quán cà phê treo biển "không tiếp trẻ em dưới 12 tuổi" trước cổng. Ảnh: afamily.vn |
Thông báo này nhận nhiều tranh cãi trái chiều. Những người phản đối cho rằng, việc phân biệt đối tượng khách hàng, đặc biệt là không tiếp trẻ em là thái độ không đúng đắn của một nhà hàng - dịch vụ. Đồng thời, câu chữ mà quán lựa chọn để đưa ra khi phát đi thông điệp có phần nặng nề và mang cả ẩn ý trách cứ phụ huynh.
Tất nhiên, khi đã vận vào thân, đặc biệt là chuyện liên quan tới trẻ em, thông báo nhỏ bỗng chốc trở nên rất nghiêm trọng. Nhiều phụ huynh đã cảm thấy câu từ trên là cay nghiệt và nhắm vào bản thân mình mỗi độ đưa con đi hàng quán. Nhiều bậc phụ huynh khác lo lắng chuyện sẽ là tiền lệ để nhiều hàng quán sử dụng cách chọn khách “phân biệt đối xử” này.
Ở chiều ngược lại, tôi thấy thông điệp của quán cũng như lựa chọn “tập” khách hàng của quán không gặp bất cứ vấn đề gì. Bởi, đơn giản nhất, một cửa hàng kinh doanh có quyền chọn khách của mình. Họ sẵn sàng chấp nhận thiệt hại khi nhóm khách là phụ huynh chọn quán khác. Họ cũng đưa ra những lời lẽ tôi nghĩ là thẳng thắn, trong bối cảnh cách đây mấy tháng, họ đã đưa thông báo về việc mong phụ huynh giữ trật tự trẻ nhỏ nếu mang theo nhưng bất thành.
Họ loại một “tập” khách hàng để hoàn thiện hơn chất lượng dành cho “tập” khách hàng khác của họ. Và cách làm này, tuy làm cho chúng ta không quen, nhưng nó đang hướng tới tăng trải nghiệm tốt theo nhóm khách hàng. Trong xu thế cá nhân hóa trải nghiệm dịch vụ như hiện nay, cách làm này không hề tệ.
Bằng chứng, ở Hà Nội đã có những quán cà phê tuyệt đối cấm người hút thuốc. Điều mà trước nay nhiều người đều mỉa mai là bất khả thi. Hay cả những hàng quán cấm thú cưng. Hơn cả, trong chiều ngược lại hàng quán ở Đà Nẵng, Hà Nội xuất hiện những quán bia chuyên phục vụ cho các phụ huynh có mang trẻ em theo.
Ở đó, các hàng quán sẽ có nhà bóng, có sân chơi không khói thuốc, đảm bảo cho các bậc phụ huynh vừa uống bia với bạn bè ngày nghỉ, vừa trông con. Hơn cả, ở đó, các bậc phụ huynh không cảm thấy ngại ngùng mỗi khi con nô đùa, phát ra tiếng ồn thái quá. Và tất nhiên, những hàng quán này cũng tự biết là thanh niên hay những người không mang con theo sẽ không lựa chọn quán mình.
Nhưng đó là lựa chọn của quán, và điều này cũng như quán cấm trẻ em, rất đáng được tôn trọng.
Cũng trong hôm qua, tại một quán cà phê ở Hà Nội, chuyện một đứa trẻ làm đổ cốc nước vào khiến laptop của một vị khách trong quán tê liệt cũng khiến dư luận “dậy sóng”. Bố mẹ đứa trẻ chỉ trả tiền sấy máy. Còn những hỏng hóc, cho đến lúc này, khổ chủ vẫn chưa thể liên lạc lại với phụ huynh để thanh toán.
Tất nhiên, về lý, bố mẹ là người bảo hộ, và họ sẽ phải chịu trách nhiệm với những gì con mình gây ra. Nhưng có đòi được sự chấp nhận này về mặt thực tế hay không là một câu chuyện khác. Và đây cũng là ví dụ về những tình huống lắt léo mà các quán phải chịu khi tiếp quá nhiều đối tượng khách hàng.
Quay lại câu chuyện của quán cà phê ở Đà Nẵng. Thông điệp của quán nêu rõ về việc đảm bảo sự tĩnh lặng trong quán. Và để có sự tĩnh lặng này, bắt buộc họ phải trả giá bằng những ồn ào trên truyền thông suốt mấy ngày qua.
Nhưng nếu quán kiên định thực hiện, tôi nghĩ, sự đương đầu ấy là đáng giá.
Nếu bạn đồng tình với góc nhìn trong bài viết thì có thể mời tác giả Mỹ Anh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee" Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
![]() Bà Trần Kim Yến, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TPHCM đã nhắc lại câu nói đầy sâu sắc và ý ... |
![]() World Cup sắp qua đi, tết Dương lịch cùng tết Nguyên đán sắp đến và những khó khăn của nhiều doanh nghiệp (DN), vất vả ... |
![]() Người lao động xa quê đã quen với những cuộc hồi hương. Và cuộc hồi hương lần này nói lên những nét tiêu biểu về ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt
Tin tức khác

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
