![]() |
Nhà Phật gọi lễ Vu lan nằm trong mùa báo hiếu. Ảnh minh họa: afamily.vn |
Đại loại có một người rất chịu khó tu hành và khát vọng muốn được gặp Đức Phật bằng xương bằng thịt, nên không quản khó nhọc hành hương khắp nơi quyết hoàn thành tâm nguyện. Một hôm trên đường, gặp được một bậc hiền giả. Khi hay chuyện người này, hiền giả bảo cứ đi về nhà, gặp ai mang lộn dép, ấy là Đức Phật.
Người này nghe lời khuyên lấy làm lạ nhưng cũng làm theo, đi mải miết không quản ngày đêm. Về đến nhà thì trời đã khuya, bèn gọi mẹ mở cửa. Người mẹ lâu ngày nghe tiếng con gọi thì mừng khôn xiết, lật đật dậy châm đèn mở cửa. Người con vội bước vào, nhớ lời dặn vội nhìn xuống đất, rất bất ngờ thấy mẹ mình mang lộn dép. Lúc ấy mới ngộ ra rằng: Phật nào phải đâu xa...
Trong cuộc sống bây giờ, chúng ta đề cao tự do tín ngưỡng và cho dù theo hay không theo tôn giáo nào thì chữ hiếu vẫn là phẩm giá đầu tiên, hơn thế là quan trọng nhất của một con người. Phải nhìn vào chữ hiếu trước khi nói đến chuyện khác. Nếu một người sống với cha mẹ, ông bà không ra gì thì đừng mong anh ta sống với làng xóm, bạn bè tốt được, càng không thể nói đến những chuyện cao xa hơn như tình yêu quê hương đất nước.
Và chúng ta cũng không hẹp hòi, định kiến khi nhìn những người viếng chùa, hành lễ, phóng sinh. Tuy nhiên chỉ xin nhớ cho một điều quyết định: qua cách sống thực tế của một người đối với gia đình, cha mẹ, người thân... sẽ cho biết anh là người như thế nào? Còn nếu cầu kinh nhiều, lễ lạt nhiều, nặng về hình thức mà xem nhẹ nội dung, cách sống thực tế hàng ngày thì dẫu có làm gì đi nữa cũng không ai ghi nhận. Với những người này, thiên hạ có câu chê trách: "Phật trong nhà không thờ, mà thờ Thích Ca ngoài đường".
Chữ hiếu, đạo hiếu cũng như những đức tính khác bắt đầu từ câu chuyện đời thường, rất thiết thực và thật nhất của chính cuộc đời này.
Nếu bạn thấy bài viết hay, bổ ích, có thể ủng hộ Phạm Xuân Dũng một "ly cà phê" để tác giả viết nhiều bài hay hơn nữa phục vụ bạn đọc. Để mời tác giả "ly cà phê" qua MoMo, bạn đọc ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR của MoMo. "Buy me a coffee"
Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Phạm Xuân Dũng bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Phạm Xuân Dũng".
|
![]() Không chỉ Việt Nam, trong văn hoá tâm linh ở nhiều quốc gia trên thế giới cũng tồn tại ngày lễ Vu Lan, với những ... |
![]() Báo hiếu mẹ cha như trong mùa Vu Lan nên là việc chúng ta làm hàng ngày. Còn biết thương xót những cô hồn đau ... |
![]() Ngày Quốc khánh 2/9 năm nay trùng đúng vào Rằm tháng 7 (được xem là ngày lễ Vu Lan). Đây là dịp để chúng ta ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
