Hoạt động Công đoàn

Phát huy quyền làm chủ của người lao động tại nơi làm việc

HOÀI NAM - TRƯỜNG SƠN
Quy chế dân chủ (QCDC) ở cơ sở tại nơi làm việc lần đầu tiên được cụ thể hóa bằng Nghị định 60/2013/NĐ-CP ngày 19/6/2013, sau khi Bộ luật Lao động sửa đổi, bổ sung năm 2012 có hiệu lực. Hơn 10 năm thực hiện, các quy định về QCDC đã được sửa đổi, bổ sung càng khẳng định việc thực hiện QCDC cơ sở tại doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng trong xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và phát triển. Tuy nhiên, vẫn còn đó những bất cập cần phải điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.
Công đoàn góp phần thúc đẩy động lực làm việc cho người lao động Đơn giản thủ tục cấp giấy phép cho lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam Sẽ có Sàn giao dịch việc làm quốc gia kết nối doanh nghiệp và người lao động
Phát huy quyền làm chủ của người lao động tại nơi làm việc
Đoàn viên, người lao động tin tưởng, bỏ phiếu tính nhiệm bầu ra Ban Chấp hành công đoàn cơ sở. Ảnh: HOÀI NAM

Nhiều năm qua, tổ chức Công đoàn luôn chủ động trong công tác phối hợp với doanh nghiệp trên tinh thần tự nguyện, thiện chí, hợp tác, bình đẳng và đôi bên cùng có lợi. Nhờ vậy, việc thực hiện QCDC ở cơ sở trong các doanh nghiệp đã đạt được những bước tiến đáng kể. Hầu hết các doanh nghiệp tìm mọi cách khắc phục khó khăn, ổn định sản xuất, sắp xếp, bố trí thời gian thích hợp để thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ ở cơ sở, tổ chức nhiều diễn đàn để người lao động được nói lên tiếng nói của mình.

Hằng năm, tỷ lệ các doanh nghiệp tổ chức hội nghị người lao động tăng lên. Các Nghị định 149, Nghị định 145 của Chính phủ có sự thay đổi mang tính linh hoạt đã tạo sự chủ động cho các bên. Các ý kiến tham gia của người lao động được người sử dụng lao động tiếp thu, giải quyết thỏa đáng. Người sử dụng lao động từng bước thay đổi nhận thức trong việc bảo đảm các quyền dân chủ của người lao động tại nơi làm việc, hài hòa lợi ích các bên trong quan hệ lao động. Một số doanh nghiệp đã triển khai nhiều hình thức thực hiện công khai, minh bạch QCDC ở cơ sở nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ lao động.

Phát huy quyền làm chủ của người lao động tại nơi làm việc
Đồng chí Hồ Văn Lộc, Phó Chủ tịch Công đoàn các KKT và KCN tỉnh Khánh Hoà. Ảnh: TRƯỜNG SƠN

Tuy nhiên, theo đồng chí Hồ Văn Lộc, Phó Chủ tịch Công đoàn các KKT và KCN tỉnh Khánh Hoà thì bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai thực hiện QCDC ở cơ sở vẫn còn nhiều bất cập. Chẳng hạn như nội dung triển khai mà người lao động được biết, được tham gia và được kiểm tra, giám sát hầu như đã được quy định sẵn trong Bộ Luật lao động, như: Thang lương, bảng lương, nội quy lao động, quy chế trả lương, quy chế nâng bậc, nâng lương, thỏa ước lao động tập thể. Trong khi đó, các vấn đề của doanh nghiệp như: Tình hình sản xuất, kinh doanh, giải quyết khiếu nại, tố cáo thì hầu như người lao động không được tham gia.

Bên cạnh đó, hình thức thực hiện dân chủ chủ yếu thông qua đối thoại tại nơi làm việc giữa người sử dụng lao động với tổ chức đại diện tập thể lao động; chất lượng hội nghị người lao động tại các doanh nghiệp có số đông lao động còn hạn chế. Trong thực tiễn triển khai cho thấy, số lượng các doanh nghiệp xây dựng và ban hành quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc còn thấp.

Phát huy quyền làm chủ của người lao động tại nơi làm việc
Đoàn viên, người lao động phát biểu ý kiến tại hội nghị người lao động. Ảnh: ĐVCC.

Đồng chí Hồ Văn Lộc cho biết thêm: “Việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở còn mang tính hình thức, chủ yếu thực hiện ở các doanh nghiệp có quy mô lớn; nội dung quy chế ban hành phổ biến là sao chụp lại các nội dung định tại Nghị định chứ chưa gắn với đặc điểm, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; việc tổ chức thực hiện có nơi còn mang tính đối phó, chưa đi vào thực chất. Phần lớn các doanh nghiệp ngoài nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện chưa tốt những nội dung công khai cho người lao động biết. Nhất là những nội dung liên quan đến nhiệm vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm cũng như các tiêu chí về tài chính doanh nghiệp”.

Cũng có quan điểm cho rằng, vị trí của người sử dụng lao động và người lao động thực tế không có sự bình đẳng nên cũng không có sự dân chủ nào trong doanh nghiệp. Người lao động chỉ đơn thuần là người làm thuê và được trả lương. Một khi lương trả đủ thì các vấn đề khác không còn quan trọng. Thậm chí, có ý kiến cho rằng, những quy định về thực hiện QCDC ở cơ sở là hình thức, gây mất thời gian cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì thế làm cho việc thực hiện QCDC không được coi trọng. Không ít doanh nghiệp tổ chức hội nghị người lao động lồng ghép với các hội nghị khác làm cho chất lượng, nội dung của hội nghị người lao động chưa được đảm bảo theo quy định của pháp luật.

Cùng với đó, cán bộ công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp chưa chủ động trong công tác phối hợp, tuyên truyền ý nghĩa và mục đích cũng như các hình thức thực hiện QCDC ở cơ sở, làm cho người doanh nghiệp chưa hiểu hết quyền và trách nhiệm của mình trong việc thực hiện QCDC tại nơi làm việc, thương lượng tập thể và đối thoại định kỳ.

Phát huy quyền làm chủ của người lao động tại nơi làm việc
Đồng chí Trần Văn Thành, nguyên Phó Chủ tịch Công đoàn các KKT và KCN tỉnh Quảng Nam. Ảnh: TRƯỜNG SƠN.

Còn đồng chí Trần Văn Thành, nguyên Phó Chủ tịch Công đoàn các KKT và KCN tỉnh Quảng Nam cho rằng, cũng cần phải nhìn nhận một cách thấu đáo đặc thù của công nhân. Hôm qua họ là nông dân, hoặc hôm qua là học sinh mới tốt nghiệp phổ thông, hôm nay trở thành công nhân nên tác phong công nghiệp còn hạn chế. Công nhân còn bỡ ngỡ, chưa nắm hết các chính sách pháp luật. Cho nên Đảng và Nhà nước hết sức kịp thời ban hành quy chế dân chủ. Điều đó làm cho tổ chức và doanh nghiệp phát triển.

Đồng chí Trần Văn Thành nhấn mạnh tính cấp thiết của việc thực hiện quy chế dân chủ tại nơi làm việc: “Chỉ có vấn đề là tổ chức thực hiện như thế nào thôi. Cho nên vai trò của cán bộ công đoàn tại doanh nghiệp rất quan trọng. Tổ chức thực hiện tốt hay không tốt, đạt được hiệu quả hay không là do cán bộ công đoàn. Còn đương nhiên là bắt buộc phải thực hiện”.

Phát huy quyền làm chủ của người lao động tại nơi làm việc
Phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn (giữa) trao đổi với khách mời về chủ đề "Phát huy quyền làm chủ của người lao động tại nơi làm việc". Ảnh: TRƯỜNG SƠN.

Cùng lắng nghe những chia sẻ của đồng chí Hồ Văn Lộc, Phó Chủ tịch Công đoàn các KCN và KKT tỉnh Khánh Hoà và đồng chí Trần Văn Thành, nguyên Phó Chủ tịch Công đoàn các KKT và KCN tỉnh Quảng Nam trong Chương trình talk Công đoàn tuần này với chủ đề: Phát huy quyền làm chủ của người lao động tại nơi làm việc. Chương trình phát sóng lúc 20 giờ, thứ Bảy, ngày 2/9 năm 2023 trên Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn. Kính mời quý vị đón xem!

Đơn giản thủ tục cấp giấy phép cho lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam Đơn giản thủ tục cấp giấy phép cho lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà giao Bộ LĐTB&XH rà soát quy định bảo đảm đơn giản trình tự, thủ tục cấp giấy ...

Số lượng người lao động phía Nam làm việc ở nước ngoài thấp Số lượng người lao động phía Nam làm việc ở nước ngoài thấp

Theo Trung tâm Lao động ngoài nước, nguyên nhân người lao động phía Nam ít làm việc ở nước ngoài là do NLĐ khu vực ...

Sự khác nhau giữa nội dung của hợp đồng lao động và hợp đồng làm việc? Sự khác nhau giữa nội dung của hợp đồng lao động và hợp đồng làm việc?

Hợp đồng lao động và hợp đồng làm việc là hai thuật ngữ tuy không xa lạ nhưng thường xuyên bị sử dụng nhầm lẫn ...

Tin mới hơn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.

Tin tức khác

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Trong bối cảnh tổ chức lại bộ máy công đoàn theo hướng tinh gọn, hiệu quả, việc giữ nguyên mô hình ba cấp của Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn đang trở thành một đề xuất nhận được nhiều sự quan tâm. Đại diện Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Hải Phòng nêu quan điểm tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 06b/NQ-TLĐ về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của UBKT công đoàn.
Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân năm 2025, ngoài công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên và người lao động, các cấp công đoàn thành phố Huế sẽ tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, tạo bước đệm giúp công nhân thích ứng với xu hướng lao động hiện đại, phát huy vai trò tiên phong trong phát triển kinh tế, xã hội.
Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Tối 28/3 tại Đà Nẵng đã diễn ra Liên hoan tiếng hát công nhân viên chức lao động Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) năm 2025 khu vực miền Trung. Sự kiện không chỉ là một hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc mà còn là nơi thể hiện tinh thần đoàn kết, niềm tự hào và khát vọng vươn xa của những người lao động mang trên mình màu áo VIMC.
Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Liên đoàn Lao động TP Hà Nội vừa phát động cuộc thi viết “Công nhân lao động Thủ đô suy nghĩ hay, hành động đẹp” – một sân chơi ý nghĩa, nhân văn và đầy cảm hứng cho hàng triệu lao động trên địa bàn Thủ đô.
Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Ngày 1/3/2025, ông Nguyễn Văn Đông - nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, chính thức nghỉ hưu trước tuổi theo chủ trương tinh giản bộ máy.
Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Đồng chí Đỗ Đức Thiệm - Trưởng Ban Chính sách – Tuyên giáo – Nữ công, Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng cho rằng: Đây là lúc tổ chức Công đoàn phải đổi mới mạnh mẽ, để giai cấp công nhân thực sự trở thành lực lượng dẫn dắt kỷ nguyên mới.
Xem thêm