Thị trường lao động

Sẽ có Sàn giao dịch việc làm quốc gia kết nối doanh nghiệp và người lao động

NGUYỄN LUẬN
Tác giả: NGUYỄN LUẬN
Hiện nay, Cục Việc làm đang triển khai hệ thống cơ sở dữ liệu giao dịch việc làm kết nối với cơ sở dữ liệu dân cư và đang đề xuất dự án đầu tư. Việc này đảm bảo một hệ thống cơ sở dữ liệu rất lớn. 63 trung tâm dịch vụ việc làm sẽ sử dụng cơ sở dữ liệu toàn quốc.
Cứ làm việc hăng say, cống hiến hết mình thì sẽ có thành quả tốt Ngành hàng tiêu dùng phát triển tích cực, nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn Cán bộ y tế mong muốn có chính sách đảm bảo an toàn, sức khỏe tại nơi làm việc
Sẽ có sàn giao dịch việc làm quốc gia kết nối doanh nghiệp và người lao động
Một phiên giao dịch việc làm do Trung tâm Dịch vụ việc làm Đà Nẵng tổ chức. Ảnh: NGUYỄN LUẬN.

Báo cáo Thủ tướng về việc thành lập Sàn giao dịch việc làm trước ngày 8/9/2023

Mới đây, Văn phòng Chính phủ có Thông báo số 354/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về việc thành lập các Sàn giao dịch việc làm, công nghệ, giao dịch bất động sản và giao dịch quyền sử dụng đất.

Thông báo kết luận nêu rõ, thực tế hiện nay, thị trường bất động sản, quyền sử dụng đất, việc làm và khoa học công nghệ đang hình thành và có xu hướng phát triển mạnh mẽ trên cơ sở nền tảng công nghệ thông tin, chuyển đổi số. Sự hình thành và phát triển của các giao dịch này phù hợp với xu thế phát triển hiện nay của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.

Tuy nhiên, hoạt động giao dịch bất động sản, quyền sử dụng đất, việc làm và khoa học công nghệ mới chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu của thị trường; chưa có cơ sở pháp lý cụ thể, chặt chẽ, thống nhất và đồng bộ cho việc ứng dụng, phát triển và quản lý đảm bảo hoạt động hiệu quả, công khai và minh bạch của các giao dịch này.

Để thị trường bất động sản, quyền sử dụng đất, việc làm và khoa học công nghệ hoạt động công khai, minh bạch, giảm thiểu rủi ro, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm chi phí và phiền hà cho người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy chuyển đổi số, cụ thể là đẩy mạnh phát triển và hoạt động hiệu quả hệ thống các sàn giao dịch nói trên, Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), Khoa học và Công nghệ, trong phạm vi, chức năng quản lý của Bộ hoàn thiện báo cáo, trong đó, đánh giá kỹ cơ sở chính trị, pháp lý, thực trạng, kinh nghiệm thực tiễn và giải pháp ứng dụng, phát triển, quản lý hoạt động giao dịch bất động sản (bao gồm bất động sản là quyền sử dụng đất), việc làm và khoa học công nghệ phù hợp với phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý.

Đề xuất xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo hình thức phù hợp để làm cơ sở phát triển, ứng dụng và quản lý hoạt động giao dịch bất động sản (bao gồm bất động sản là quyền sử dụng đất), việc làm, khoa học công nghệ phù hợp với thực tiễn và quy định của pháp luật có liên quan, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 8/9/2023.

Cục Việc làm đang triển khai hệ thống cơ sở dữ liệu

Theo Cổng thông tin Cục Việc làm, trước đó, tại Bình Dương đã diễn ra buổi Tọa đàm về phát triển hệ thống sàn giao dịch việc làm. Cục trưởng Cục Việc làm Vũ Trọng Bình đã tham dự, phát biểu chỉ đạo.

Theo Cục trưởng Vũ Trọng Bình, Tọa đàm là hoạt động rất quan trọng để lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp, của địa phương xem nhu cầu về thể chế, chính sách. Từ đó, Bộ LĐ-TB&XH có thể kiến nghị với Chính phủ ban hành trong thời gian tới.

Theo Cục trưởng, 10 năm qua, thị trường lao động của chúng ta quy mô còn nhỏ, các thể chế thị trường lao động mới được thiết lập có hành lang pháp lý như Trung tâm Dịch vụ việc làm, doanh nghiệp dịch vụ việc làm và các sàn giao dịch việc làm.

Hiện nay, Cục Việc làm đang triển khai hệ thống cơ sở dữ liệu giao dịch việc làm kết nối với cơ sở dữ liệu dân cư và đang đề xuất dự án đầu tư. Việc này đảm bảo một hệ thống cơ sở dữ liệu rất lớn. 63 Trung tâm Dịch vụ việc làm sẽ sử dụng cơ sở dữ liệu toàn quốc, gắn với việc làm trống.

Khi xây dựng xong, đơn vị sẽ tiến tới hoàn thiện hệ thống giao dịch việc làm toàn quốc hoàn chỉnh hơn, hiện đại hơn. Lãnh đạo Cục Việc làm nhận định, để bảo đảm hoạt động đồng bộ, hiện đại, bắt buộc phải có những hành lang pháp lý cho những thể chế này thực sự phát triển. Cần ban hành hành lang pháp lý bao gồm các quy định, chính sách cụ thể đối với từng loại hình sàn giao dịch việc làm thông qua các văn bản luật và văn bản dưới luật...

Đặc biệt, để Sàn giao dịch việc làm quốc gia phát triển và tận dụng được sức mạnh của xã hội thì sự tham gia của nhà nước, tư nhân, các hiệp hội nghề nghiệp là vô cùng cần thiết. Các đơn vị này sẽ là cầu nối giữa các doanh nghiệp, người lao động tới hệ thống sàn tập trung của quốc gia. Và ngược lại, các đơn vị này cũng là nơi để sàn chuyển tải thông tin, chính sách mới nhất tới doanh nghiệp và người lao động.

Yêu cầu tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm Yêu cầu tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 124/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2023. Theo Nghị quyết, Chính phủ yêu cầu các ...

Ngành hàng tiêu dùng phát triển tích cực, nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn Ngành hàng tiêu dùng phát triển tích cực, nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn

Theo báo cáo “Triển vọng thị trường lao động ngành hàng tiêu dùng 2023” của ManpowerGroup, mô hình bán hàng trực tiếp có lợi nhuận ...

Thông tin việc làm mới nhất tại tỉnh Quảng Bình đang đợi người lao động ứng tuyển Thông tin việc làm mới nhất tại tỉnh Quảng Bình đang đợi người lao động ứng tuyển

Trên địa bàn tỉnh Quảng Bình hiện đang có 07 doanh nghiệp uy tín có nhu cầu tuyển dụng 108 chỉ tiêu việc làm, với ...

Tin mới hơn

MC robot "gây sốt" tại Festival tuyển dụng: Dấu ấn công nghệ trong thị trường lao động hiện đại

MC robot "gây sốt" tại Festival tuyển dụng: Dấu ấn công nghệ trong thị trường lao động hiện đại

Hình ảnh một robot trí tuệ nhân tạo (AI) đảm nhiệm vai trò MC khai mạc đã tạo nên một "cơn sốt" thực sự tại Festival tuyển dụng EAUT 2025, tổ chức tại Trường Đại học Công nghệ Đông Á (EAUT) sáng ngày 18/3/2025.

Thị trường lao động khởi sắc sau Tết

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán, thị trường lao động cả nước nhanh chóng sôi động trở lại.

Cầu nối hiệu quả giữa lao động thất nghiệp và thị trường việc làm

Trong bối cảnh thị trường lao động có nhiều biến động, việc tìm kiếm một công việc phù hợp sau khi mất việc làm luôn là thách thức lớn đối với người lao động (NLĐ). Nhận thức rõ điều này, Sàn Giao dịch việc làm (GDVL) vệ tinh Long Biên đã triển khai mô hình hoạt động gắn kết thông tin thị trường lao động với việc thực hiện chính sách Bảo hiểm thất nghiệp, trở thành "cầu nối" hiệu quả, giúp hàng trăm NLĐ nhanh chóng quay trở lại thị trường lao động mỗi tháng.

Tin tức khác

Tháng đầu năm 2025, Hà Nội tạo việc làm cho hơn 19.000 lao động

Theo thông tin từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) TP Hà Nội, trong tháng 1/2025, thành phố đã giải quyết việc làm cho khoảng 19.000 người lao động. Đây là một tín hiệu tích cực cho thấy thị trường lao động Thủ đô đang có những bước khởi sắc, tạo động lực cho sự phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Thiếu hụt lao động, doanh nghiệp ở Huế đăng tuyển dụng với nhiều phúc lợi

Để ổn định sản xuất và đáp ứng đơn hàng đầu năm, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Huế gấp rút tuyển dụng lao động bằng nhiều chính sách, phúc lợi nhằm thu hút người lao động.

Thị trường lao động sau Tết: Nhu cầu tuyển dụng tăng cao, ít biến động nhảy việc

Thị trường lao động Việt Nam sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ghi nhận những tín hiệu tích cực với nhu cầu tuyển dụng tăng cao ở nhiều ngành nghề.

Việt Nam "khát" lao động ngành sản xuất, chế biến chế tạo

Theo quan sát của Manpower Việt Nam, tình trạng thiếu hụt nhân lực, đặc biệt trong ngắn hạn, được nhìn thấy rõ nhất trong ngành sản xuất, chế biến chế tạo.

Giải bài toán “khát” lao động sau Tết Nguyên đán

Lo sợ lao động nhảy việc sau Tết, nhiều doanh nghiệp đã tăng cường phúc lợi nhằm giữ chân người lao động.

Gần 13 nghìn người sẽ được đào tạo nghề sơ cấp tại Hà Nội

Hà Nội đặt ra mục tiêu năm 2025 tổ chức đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng cho 12.900 người; trong đó nhóm nghề nông nghiệp 6.790 người; nhóm nghề phi nông nghiệp 6.110 người. Qua đó, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75%, trong đó tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ đạt từ 55%.
Xem thêm