![]() |
Bệnh nhân nhiễm Covid-19 người Anh đã mỉm cười, bắt tay với bác sĩ - Ảnh: BVCC |
Cảm giác chung là ấm áp vui vẻ. Vui vì sinh mạng một con người đã có cơ hội. Vui vì bệnh nhân nặng nhất trong các bệnh nhân nhiễm Covid-19 hoàn toàn có thể qua khỏi. Và vui vì chúng ta có cơ hội tống tiễn Covid-19 với con số người chết bằng 0.
Đó không đơn thuần là câu chuyện về số liệu, thành tích. Mà, việc không mất nhân mạng nào trong cơn đại dịch lớn nhất thế kỷ tiếp thêm rất nhiều niềm tin. Niềm tin vào hệ thống y tế, niềm tin vào Chính phủ, và hơn hết thảy, niềm tin vào cộng đồng mình, sức đề kháng của dân mình.
Bệnh nhân phi công người Anh từng nhiễm Covid-19 kia đến và ở Việt Nam vì công việc. Và anh là khách của xứ sở này. Anh đã được chăm sóc, được chữa trị và được quan tâm với nỗ lực tột bậc của cả hệ thống y tế cũng như tình cảm của người dân “chủ nhà”. Hệ thống y tế hội chẩn 3 miền liên tiếp, nhiều người dân sẵn sàng hiến phổi cho anh. Và giờ, nụ cười của anh như sự khích lệ to lớn với những bác sỹ sát cánh bên anh nhiều tháng ròng.
Trước đó, phổi bệnh nhân gần như đông đặc, 2 lá phổi bị xơ chỉ còn 10% hoạt động. Đã có nhiều lúc, tử thần đã đến rất gần. Song, phép màu đã tới - một phép màu được làm nên bởi trí lực con người. Theo đó, hiện tại, bệnh nhân đã tỉnh táo hoàn toàn. Hơn 1/2 phổi bên trái của bệnh nhân đã hồi phục gần như hoàn toàn. Phổi phải cải thiện, chức năng thận phục hồi. Bệnh nhân đã có thể ngưng ECMO (thiết bị tim phổi ngoài cơ thể). Bệnh nhân phi công người Anh vẫn được tiên lượng nặng. Song, với những biến chuyển từng ngày, mỗi giờ trôi qua, cửa sống của bệnh nhân này lại thêm mở rộng.
Nhìn thật kĩ quá trình giành giật sự sống thì đó là số phận một con người. Một con người như hàng triệu con người tới Việt Nam mỗi năm. Một con người biết cười khóc, biết lao động. Hơn hết thảy, một con người ham sống! Con người ấy đã được đối đãi ân tình, tử tế. Thêm nữa, những nỗ lực phi thường của y bác sỹ khiến con người ấy đáng được sống. Sống một cuộc sống thật đẹp khi đại dịch qua đi.
Và, nụ cười của con người ấy còn tiếp thêm rất rất nhiều niềm tin, lòng biết ơn của nhân dân một đất nước với hệ thống y tế của quốc gia mình. Không chỉ biết ơn mà còn tự hào. Lòng tự hào của một đất nước “chống dịch kiểu nhà nghèo” nhưng đã kiên cường cứu từng mạng sống cho bất cứ ai cư trú nơi đây.
Chặng đường để hồi phục của bệnh nhân phi công còn rất dài và khó đoán định. Nhưng, nụ cười của anh vừa qua cũng đã chỉ dấu nhiều điều. Hơn hết thảy, soi người để thấy mình. Nụ cười ấy như một “liều thuốc tiên” với mỗi người khi nghĩ về nền y tế của đất nước.
![]() |
![]() |
![]() |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
