![]() |
Bốn bố con anh Hợp đứng cạnh di ảnh của chị Nhung - nữ giúp việc tử nạn nơi xứ người |
Theo anh Nguyễn Xuân Hợp (xã Bảo Yên, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ), anh và vợ là chị Nguyễn Hồng Nhung (SN 1988) xây dựng gia đình từ hơn 10 năm trước và lần lượt có với nhau 3 mặt con. Đứa lớn nhất năm nay 12 tuổi, đứa nhỏ nhất chưa đầy 4 tuổi. Trước khi sang xứ người làm giúp việc gia đình, vợ chồng anh chị đều làm ruộng. Nhưng quanh năm đầu tắt mặt tối mà vẫn không đủ sống.
Hai năm trước, chị Nhung xin vào làm công nhân điện tử tại Cụm công nghiệp Hoàng Xá (huyện Thanh Thủy), với mức lương 3 triệu đồng/tháng. Còn anh Hợp do không có bằng cấp gì nên chỉ ở nhà làm vặt vãnh, chủ yếu phụ vợ trông con nhỏ.
Cảnh các con mỗi ngày một lớn, đồng lương công nhân ít ỏi không đủ tằn tiện chi tiêu, 2 vợ chồng anh chị bàn bạc rồi quyết định để chị Nhung sang Đài Loan làm giúp việc gia đình, những mong từ đây có thể cải thiện thu nhập, đủ trang trải cuộc sống.
![]() |
Ngôi nhà tôn tạm bợ của gia đình anh Hợp |
Anh Hợp cho biết: “Để đi sang được Đài Loan, vợ chồng em nhờ chị gái vay mượn hơn 1.700 USD. Vợ em mới đi sang đó hơn 6 tháng, còn chưa trả được đồng nào cho chị, đùng một cái gia đình nhận được tin dữ. Đau xót nhất, cái chết của vợ em cho đến nay vẫn chưa rõ nguyên nhân. Em giờ đây, phần vì tình hình dịch bệnh, phần vì kinh tế và 3 đứa con nhỏ không người trông nom mà chưa thể sang đó đưa tro cốt vợ về được bản quán. Xác vợ em vẫn nằm lạnh bên xứ người. Cứ nghĩ đến đó thôi mà lòng đau đớn, dằn vặt, đêm không thể nào chợp mắt được”.
“Theo tin tức bên kia báo về, vợ em rời nhà chủ ra đi lúc 3 giờ sáng. Đến 6 giờ sáng, người dân phát hiện chết ở hồ nước. Ai cũng bảo vợ em chết oan. Em là chồng, mà đến cả khi vợ nằm xuống, cũng không thể ở bên để nhìn mặt vợ lần cuối. Thương vợ, thương con mà bất lực. Em chỉ có thể ủy quyền để nhờ cậy người của công ty Đông Nam Á tại Cao Hùng (Đài Loan) thay mặt gia đình làm rõ nguyên nhân cái chết của vợ em”. - anh Hợp cho biết thêm.
Được biết, hiện tại để lo được hậu sự và đưa tro cốt chị Nhung về được quê nhà phải mất ít nhất gần 100 triệu đồng. Số tiền ấy đối với hoàn cảnh của anh Hợp hiện tại là rất lớn. Rồi đây, gia đình anh Hợp sẽ phải một lần nữa chạy vạy, vay mượn. Nỗi đau người thân vừa nằm xuống. Nỗi lo kinh tế lại thêm một lần nữa đè nặng lên đôi vai anh Hợp. Cuộc sống của bốn bố con hiện tại như đi vào ngõ cụt, không lối thoát.
“Rồi cũng phải đứng lên để tiếp tục sống thôi anh ạ. Mẹ các cháu giờ đã không còn, mình có mệnh hệ gì, các cháu sẽ biết nhờ cậy vào ai. Thôi thì cắn rơm, cắn cỏ nhờ cậy, vay mượn mỗi người một ít rồi làm lụng trả nợ dần. Giờ bằng giá nào cũng phải đưa vợ về được quê nhà. Cả cuộc đời vợ em đã quá khổ sở rồi. Khổ cho tới lúc chết. Em không cam tâm để vợ nằm lạnh lẽo nơi xứ người mãi như thế…”.
Cạnh bàn thờ chị Nhung đặt trong ngôi nhà lợp tôn ở xã Bảo Yên, bốn bố con anh Hợp thất thần đứng bên cạnh. Cảnh tượng ấy khiến ai nhìn cũng cảm thấy xót xa. Để ước nguyện đưa tro cốt chị Nhung về quê nhà của anh Hợp sớm thành hiện thực, rất mong sự giúp đỡ, ủng hộ từ phía cộng đồng, đặc biệt là lao động đang sinh sống, học tập và làm việc tại Đài Loan.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về STK: 2717205144785 Ngân hàng Nông nghiệp phát triển nông thôn chi nhánh huyện Thanh Thủy (Phú Thọ), chủ tài khoản anh Nguyễn Xuân Hợp. Sự chia sẻ, giúp đỡ kịp thời của cộng đồng chắc chắn sẽ giúp bốn bố con anh Hợp phần nào vượt qua khó khăn, bế tắc hiện tại, vững tâm bước tiếp những tháng ngày phía trước.
![]() Tính đến 7h sáng ngày 15/4, Covid-19 đã xuất hiện ở 210 quốc gia và vùng lãnh thổ, hơn 1,99 triệu người nhiễm virus corona ... |
![]() " Hoa cười, người héo" là tâm trạng chung của người dân thôn Hạ Lôi lúc này. Bên cạnh việc cả thôn đang bị phong ... |
![]() “ATM gạo” không còn là một đốm lửa nhỏ sưởi ấm một vài mảnh đời khó khăn ở TP.HCM. Nay, mô hình này đã thành ... |
Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo
Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường
