|
Vợ chồng ông Phạm Minh Hùng không việc làm do dịch nên di chuyển từ Long An về Cà Mau (quê người họ hàng). Trên đường về, ông mang theo 15 con chó. Gia đình ông có cho 2 con chó con ở chốt kiểm dịch.
Nhưng khi về đến huyện Trần Văn Thời (Cà Mau), 13 con chó còn lại đã bị đem đi tiêu hủy. Lãnh đạo địa phương đã xác nhận sự việc trên. Không khó để thấy rằng, trước làn sóng di cư, chính quyền địa phương đã lo ngại những con chó có thể là con vật lây truyền dịch bệnh.
Nhưng, cho tới thời điểm hiện tại, các nghiên cứu khoa học đều chưa có bất cứ bằng chứng nào liên quan cơ chế lây truyền virus SARS-CoV-2 từ chó sang người. Thực tế, các động vật khác nhau thường có những cơ chế lây lan khác nhau. Một điều duy nhất cần đề phòng với đàn chó của ông Hùng: Đó là bộ lông của chúng có thể là vật trung gian có virus bám. Để phòng trừ điều này, người chống dịch chỉ cần phun khử khuẩn cho đàn chó là xong.
Những người chống dịch ở huyện Trần Văn Thời lại không làm thế. Giữa nỗi hoảng sợ dịch bệnh cùng những "điểm mù" nhận thức, họ đã có một quyết định rất vô cảm là tiêu diệt toàn bộ đàn chó của ông Hùng. Khi đã hoảng sợ dịch thì nhìn đâu cũng thấy virus, nhìn đâu cũng thấy cần ngăn chặn, và dễ nhất là tiêu hủy. Cho dù thứ bị tiêu hủy không phải là của mình.
Những con chó là vật nuôi, là tài sản công dân và hơn cả, nó chứa đựng rất nhiều tình cảm của chủ nhân dành cho nó. Ngày còn đi làm hồ, một ngày cực nhọc ông Hùng kiếm được 250 ngàn đồng, ông dành 100 ngàn mua thức ăn cho chó. Ngay cả những ngày thiếu thốn nhất do dịch bệnh, cả chó cả người cùng đói khổ nhưng nương vào nhau qua dịch bệnh.
Hình ảnh ông Hùng, trên con Wave cà tàng, đằng sau là chằng chịt đồ đạc và đám chó mặc áo mưa trên đường tránh dịch dài dặc mang nhiều giá trị biểu đạt. Nó là tình thương, là sự gắn kết hồn hậu, là sự đồng cam cộng khổ của chủ và tớ trên con đường chạy dịch.
Có một chi tiết ông Hùng kể trên báo Thanh Niên mà tôi ấn tượng: “Vợ chồng tôi thương chúng như con vậy, đêm về đang cách ly ở xã Khánh Hưng tụi nó (mấy con chó) còn nằm trước cửa phòng tôi ngủ". Những con chó ấy, vẫn sát cánh bên chủ. Và cho dù chủ nó vinh quang hay nhọc nhằn, là ông hoàng hay kẻ thất thế thì chúng vẫn luôn ở bên, vẫn sẵn sàng bảo vệ cả đêm trong cái khu cách ly lạ lẫm.
Những người ra quyết định tiêu hủy con chó có hiểu cho nỗi đau của ông Hùng? Nếu đủ bình tĩnh suy xét, đủ 30 giây tra Google về cơ chế lây nhiễm, nỗi bàng hoàng, cay đắng đã không đến với vợ chồng ông Hùng và cả phần đông dư luận xã hội.
Sẽ rất dễ bảo rằng, mất con chó này, nuôi con chó khác. Nhưng việc tiêu hủy những con chó không chỉ đơn thuần là hủy hoại tài sản. Mà đó là những sinh vật sống, những tài sản được gắn vào biết bao tình cảm và cả niềm an ủi trong những ngày nguy nan.
Chẳng có con chó nào có thể thay thế đàn chó mà chủ nó sẵn sàng chi tới 40% thu nhập để nuôi nấng và sẵn sàng chịu thêm rất nhiều bất tiện để đưa đi chạy dịch cùng mình.
Vụ việc đang được yêu cầu điều tra, làm rõ. Song, nếu kết luận cuối cùng đúng như những gì báo chí phản ánh, nó không chỉ là câu chuyện của riêng vợ chồng ông Hùng và đàn chó của ông. Nó mang dấu hiệu của cách chống dịch sợ hãi, tùy tiện và vô cảm trước tài sản, tinh thần của nhân dân.
![]() Mở như không mở, có mà như không. Hay nói đúng hơn là được bay mà như không được bay, nếu chiếu theo các quy ... |
![]() Với nhiều người dân tộc ở các vùng núi cao, hẻo lánh, chọn rời quê hương để Nam tiến, tìm việc làm là giấc mơ ... |
![]() Những cơn mưa như trút nước ở các tỉnh miền Trung nhiều ngày qua khiến hành trình trở về quê của người lao động thêm ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
