![]() |
Nhiều nhân viên y tế đã nhiễm bệnh trong quá trình điều trị bệnh nhân Covid-19 - Ảnh: Bộ Y tế |
Hôm qua, Sở Y tế TP.HCM đề nghị các cơ quan chức năng công nhận liệt sĩ cho 2 nhân viên y tế chống dịch Covid-19 tử vong tại TP.HCM. Ít ngày trước, nữ hộ sinh Dương Nguyễn Thùy Chinh đã vĩnh viễn ra đi khi cô mang thai 20 tuần và bị dịch bệnh quật ngã.
Chỉ còn 4 tháng nữa, bác sĩ Trịnh Hữu Nhẫn, Trạm trưởng Trạm y tế xã Phước Lộc (Nhà Bè, TP.HCM) sẽ về hưu nhưng ngày ấy đã không bao giờ đến khi ông nằm xuống trong cuộc chiến chống Covid 19! Từ cuối tháng 5/2021, ông cùng đồng nghiệp ngày đêm chống dịch và không thể về nhà, chỉ vài lần đứng trước cổng vẫy tay chào đứa cháu mới tròn 10 tháng tuổi.
Giữa tháng 7, ông Nhẫn được phát hiện mắc Covid-19. Cả gia đình ông cũng đều nhiễm Covid-19 và được chuyển đến Bệnh viện Dã chiến số 6 (TP Thủ Đức) điều trị. Nhưng có bệnh lý nền, ông tiếp tục được chuyển đến Bệnh viện Hồi sức Covid-19 trong tình trạng suy hô hấp, suy tim. Chỉ sau 2 tuần điều trị hồi sức tích cực, đến ngày 4/8 bác sĩ Nhẫn đã ra đi...
Cùng với bác sĩ Nhẫn, nữ điều dưỡng Trần Thị Phương Hằng (42 tuổi, quận Bình Thạnh, TP.HCM) và nữ hộ sinh Dương Nguyễn Thùy Trinh (32 tuổi, Bình Dương) cũng vĩnh viễn nằm xuống sau khi nhiễm Covid-19.
Chị Hằng là ở Khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Gia Định, mắc Covid-19 ngày 31-7, nhập viện điều trị ngày 1-8 và qua đời ngày 13-8. Khi có xét nghiệm đủ điều kiện xuất viện, chị có nguyện vọng về nhà mẹ ruột tại huyện Xuân Lộc, Đồng Nai tiếp tục cách ly. Bệnh viện đã điều xe cứu thương cùng nhân viên điều dưỡng đưa chị về, nhưng vừa về đến nhà chị đột ngột trở nặng khó thở, được chuyển ngay đến Trung tâm Y tế Xuân Lộc và mất tại đây.
Còn nữ hộ sinh Dương Nguyễn Thùy Trinh ở Bệnh viện Đa Khoa Bình Dương đã tử vong khi đang mang thai 20 tuần và để lại đứa con mới 3 tuổi! Tôi cho rằng họ xứng đáng được công nhận danh hiệu Liệt sĩ vì hy sinh của mình khi đang chữa trị cho đồng bào. Công đoàn Y tế Việt Nam cũng đã đề xuất như vậy và hy vọng quyết định từ cấp cao sẽ sớm thành hiện thực.
PGS, TS Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam cho hay, ròng rã 2 tháng qua, hơn 13.000 y bác sĩ từ miền Bắc, miền Trung đã vào tâm dịch phía Nam, trong đó hơn 7.000 người chi viện TP.HCM, hơn 5.000 người chi viện cho các tỉnh còn lại. Ngoài đối mặt với lây nhiễm, y bác sĩ còn chịu áp lực nặng về tâm lý khi bệnh nhân quá đông lại trở nặng nhanh, tỷ lệ tử vong cao; thiếu trang thiết bị, đồ bảo hộ… và những di chứng có lẽ sẽ còn lâu dài.
Đây là chia sẻ của một bác sĩ đã 3 tháng trời chưa quay về nhà và ngày đêm bên cạnh bệnh nặng “Y bác sĩ đối mặt với nhiều áp lực trong điều trị khi phải làm việc gấp đôi bình thường. Họ còn phải chịu áp lực lớn nữa là số ca bệnh tăng nhanh, bệnh nhân tử vong nhanh chóng khiến các cán bộ y tế bất lực. Nhiều người đã bật khóc, stress vì không cứu được người bệnh…”
Theo ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Quản lý Khám chữa bệnh, tại TP.HCM đã có khoảng 900 nhân viên y tế bị nhiễm bệnh. Trong số hàng nghìn nhân viên y tế nhiễm Covid-19, tôi được biết có rất nhiều người sau khi khỏi bệnh vẫn tiếp tục tình nguyện xin ở lại để điều trị cho bệnh nhân. Nhân viên y tế F0 chăm sóc cho F0 là chuyện không hiếm gặp ở TP.HCM. Giám đốc một bệnh viện lớn cho tôi hay 15 nhân viên của ông bị nhiễm nhưng không ai xin nghỉ dù họ có quyền và được phép, tất cả đều xin ở lại để chăm sóc bệnh nhân và đỡ bớt gánh nặng cho đồng nghiệp.
Nghĩa cử đó và hành xử như vậy đã nhận được rất nhiều ghi nhận cùng lòng biết ơn của mọi người. Hy sinh đó có lẽ thật khó để ghi chép đầy đủ và diễn tả bằng những dòng ở đây. Tôi cũng hiểu phần thưởng hay khen ngợi nào cũng khó bù đắp được nỗi đau mất mát nhưng được công nhận danh hiệu cao quý ấy cùng những đãi ngộ xứng đáng vào lúc này, cả người ra đi lẫn người ở lại sẽ được an ủi phần nào và có thêm động lực để bước tiếp trong những ngày giông bão này.
![]() Theo UBND TP Hồ Chí Minh, ngoài 2 đối tượng là thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống dịch, lực lượng trực tiếp chống dịch ... |
![]() Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam ra Quyết định về việc hỗ trợ bữa ăn cho đoàn viên, người lao động đang thực hiện ... |
![]() Giữa lúc TP.HCM đang bắt đầu công cuộc chặn dịch ở mức độ cao nhất, những chuyện ì xèo không đáng có vẫn diễn ra ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
