![]() |
Chiến sĩ Sư đoàn bộ binh 5 (Quân khu 7) cùng Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và UBND phường 25 (quận Bình Thạnh) chia các túi an sinh cho 100 hộ dân. (ảnh VNE) |
Chuyện đầu tiên là về một bức ảnh chụp lại cảnh một vài người cầm thiết bị ghi hình đứng xung quanh một người lính đang trao quà cho dân. Ngay lập tức, bức ảnh trở thành tâm điểm dư luận. Nhiều ý kiến trái chiều, đặc biệt là những lời lẽ nặng nề về việc “diễn” khi chụp ảnh.
Ở góc độ báo chí, tôi không ưu tiên những tấm hình chụp mà nhân vật biết rõ có ống kính (nhiều ống kính) đang chĩa vào mình. Nó làm cho nhân vật cứng và lột tả được thần thái của sự việc. Tôi không có ý nói bức ảnh đó dàn dựng, chỉ riêng việc nhiều ống kính chĩa gần đã làm thần thái nhân vật bớt sống động đi rất nhiều. Chưa kể, việc trao quà cho dân là hành động có tính lặp lại, người chụp có nhiều cơ hội để ghi lại khoảnh khắc ở các nhà khác nhau, các nhân vật nhận quà khác nhau, các bối cảnh khác nhau. Điều này tạo nên một bức ảnh báo chí đẹp, sống động.
Nhưng tôi chỉ thấy không đồng tình ở góc độ nghề nghiệp với những người chụp ảnh. Còn việc họ ở hiện trường, ghi lại khoảnh khắc, và có quan điểm nghề nghiệp riêng, tôi cho đó là bình thường. Họ đang xông pha tuyến đầu để dòng tin tiếp tục chảy giữa lúc cả xã hội “đóng băng” vì giãn cách. Họ có thể có những lý do riêng mà có thể người ở tuyến đầu mới hiểu. Và kể cả họ khác quan điểm về công việc, tôi không thấy đó là vấn đề to tát.
Còn những người lính thực hiện hành động trao quà cho dân, họ hoàn toàn vô can trong trường hợp này. Tôi đã chứng kiến nhiều trường hợp nhân vật được phóng viên nhờ thực hiện động tác chậm để chụp ảnh trong bối cảnh đặc biệt.
Nhân vật không biết và không cần biết tới những thứ như chuyện nghề nghiệp đặc thù của báo chí tôi kể trên. Nếu họ thoải mái thì họ hỗ trợ báo chí, bằng không thì thôi. Họ hoàn toàn không liên đới tới câu chuyện này. Việc bảo họ “làm màu” là cách gieo khẩu nghiệp, dựng thị phi rất tệ hại. Nó bào mòn lòng tin, chia rẽ nhân tâm. Nó làm cho bao hình ảnh chân thực, sinh động bị đánh đồng xóa nhòa. Nó đáng bị lên án. Và cần những chiếc khẩu trang để “lọc khẩu nghiệp”. Những “chiếc khẩu trang” ấy đang nằm trong tay nhà quản lý đăng tải thông tin trên mạng xã hội.
Câu chuyện thứ hai cũng là một câu chuyện đùa nhan nhản trên mạng mấy ngày qua. Chuyện rằng vì đường phố TP.HCM trúc trắc, nhiều hẻm, ngách nên những người lính đi vào bị lạc. Họ cứ càng điều quân tới sâu, càng bị lạc mất nhiều. Cuối cùng, họ phải nhờ đội ngũ Grab dẫn đường để tìm quân về.
Câu chuyện đùa cũng có ý trào lộng về đường phố Sài Gòn. Song, nó rất thiếu nhạy cảm khi gợi nhắc về những vết hằn quá khứ. Chưa kể, nó phủ nhận sạch trơn những cố gắng của lực lượng quân đội suốt mấy ngày qua. Họ đã chia người, thực địa từng con hẻm để làm sao hỗ trợ nhanh nhất, tốt nhất và không để lọt bà con. Những nỗ lực ấy tưởng chừng nhỏ nhưng quan trọng ở chỗ chu đáo, bài bản.
Và câu chuyện đùa vui nhưng lại vui quá thành ra chẳng còn “miếng duyên” nào. Hẳn nhiều người cũng chẳng nghĩ kỹ đến vậy. Một câu chuyện vui, copy lại đăng lên tường nhà rồi đếm like. Nhưng giá kể trước khi đăng suy nghĩ đôi chút, thì những tiếng cười đỡ thị phi hơn.
Hai câu chuyện đều là những ồn ào không đáng có. Giữa lúc thành phố và cả nước đang kiên gan chống dịch dù rất mệt mỏi này, mọi bài đăng nên uốn tay 7 lần trước khi click vào nút đăng.
![]() Công đoàn các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội vừa trao 2.000 "Túi An sinh Công đoàn" dành cho công nhân, lao động ... |
![]() Hôm qua, bộ đội đã mang những phần quà hay đem nhu yếu phẩm đến nhà dân ở TP HCM. Sáng nay họ cũng có ... |
![]() Tại TP Hồ Chí Minh, để đẩy nhanh tốc độc xét nghiệm và đảm bảo an toàn, phòng tránh nguy cơ lây nhiễm chéo, ngành ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
