Người lao động

Nhiều chính sách nổi bật liên quan đến người lao động trong thời gian tới

MINH ANH (t/h)
Tác giả: MINH ANH (t/h)
Chính sách với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty TNHH do Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ; hỗ trợ giáo viên mầm non, tiểu học ngoài công lập gặp khó khăn do Covid-19;... là những thông tin nổi bật được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều hành trong tuần từ 28/11-2/12/2022.

Chính sách với người lao động (NLĐ) dôi dư khi sắp xếp lại công ty TNHH do Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã ký Nghị định 97/2022/NĐ-CP ngày 29/11/2022 quy định chính sách đối với NLĐ dôi dư khi chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Nghị định này quy định chính sách đối với NLĐ dôi dư trong công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (gồm: công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước; công ty mẹ của tổng công ty nhà nước; công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con; công ty độc lập) khi thực hiện chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại theo phương án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, bao gồm:

1. Cổ phần hóa, bán toàn bộ doanh nghiệp.

2. Chuyển thành công ty TNHH hai thành viên trở lên.

3. Chuyển thành đơn vị sự nghiệp.

4. Sáp nhập, hợp nhất, chia, tách.

5. Giải thể, phá sản.

Nhiều chính sách nổi bật liên quan đến người lao động trong thời gian tới

Giáo viên mầm non, tiểu học ngoài công lập gặp khó khăn do COVID-19 sẽ được hưởng chính sách khi bảo đảm các điều kiện theo quy định. Ảnh minh họa.

Hỗ trợ giáo viên mầm non, tiểu học ngoài công lập gặp khó khăn do Covid-19

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ký Quyết định số 24/2022/QĐ-TTg ngày 29/11/2022 quy định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học ngoài công lập gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.

Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được hưởng chính sách khi bảo đảm các điều kiện theo quy định.

Quyết định quy định hỗ trợ một lần mức 3.700.000 đồng/người áp dụng với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên chưa được hưởng chính sách của địa phương hỗ trợ đối với nhóm lao động không có giao kết hợp đồng lao động và một số đối tượng đặc thù khác theo quy định tại khoản 12 Mục II Nghị quyết số 68/NQ-CP.

Hỗ trợ một lần mức 2.200.000 đồng/người áp dụng với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đã được hưởng chính sách của địa phương theo quy định tại khoản 12 Mục II Nghị quyết số 68/NQ-CP.

UBND cấp xã, Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp huyện tiếp nhận hồ sơ đề nghị hỗ trợ của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đến hết ngày 31/12/2022.

Ngoài ra, một số chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng có liên quan đến việc làm cho người lao động trong thời gian tới như:

Thoái vốn nhà nước tại 141 doanh nghiệp giai đoạn 2022 - 2025

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký Quyết định 1479/QĐ-TTg ngày 29/11/2022 phê duyệt Kế hoạch sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước giai đoạn 2022 - 2025 theo các hình thức: duy trì công ty TNHH một thành viên; cổ phần hóa, sắp xếp lại (bao gồm hình thức sáp nhập, giải thể); chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn nhà nước (thoái vốn) giai đoạn 2022 - 2025.

Theo đó, duy trì 195 công ty TNHH một thành viên giai đoạn 2022 - 2025 (danh mục doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ giai đoạn 2022 - 2025).

Thực hiện cổ phần hóa 19 doanh nghiệp, sắp xếp lại 5 doanh nghiệp; thực hiện thoái vốn 141 doanh nghiệp giai đoạn 2022-2025; giữ nguyên phần vốn nhà nước tại 126 doanh nghiệp.

21 doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện sắp xếp theo phương án riêng giai đoạn 2022 - 2025.

Cắt giảm, đơn giản hóa quy định kinh doanh thuộc quản lý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký Quyết định 1505/QĐ-TTg phê duyệt Phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Quyết định cắt giảm, đơn giản hóa một số thủ tục hành chính liên quan đến 3 ngành nghề kinh doanh thuộc lĩnh vực: Đấu thầu; đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; thành lập và hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

Cụ thể, về thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh, hoạt động đấu thầu, Quyết định bỏ quy định về việc cá nhân tham gia hoạt động đấu thầu thuộc tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp, đơn vị hoạt động tư vấn đấu thầu phải có chứng chỉ hành nghề.

Về thu hồi chứng chỉ hành nghề trong hoạt động đấu thầu, Quyết định bỏ quy định về việc cá nhân tham gia hoạt động đấu thầu thuộc tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp, đơn vị hoạt động tư vấn đấu thầu phải có chứng chỉ hành nghề.

Với lĩnh vực đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, Quyết định đơn giản hóa thủ tục cam kết hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Theo đó, giảm số bộ hồ sơ doanh nghiệp phải nộp từ 3 bộ xuống còn 1 bộ; bổ sung quy định về phương thức nộp hồ sơ và trả kết quả trực tuyến nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đăng ký qua mạng điện tử; quy định rõ về thành phần hồ sơ đối với từng trường hợp đề nghị hỗ trợ và các bước xử lý đề nghị hỗ trợ của doanh nghiệp.

Đối với lĩnh vực thành lập và hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, Quyết định bãi bỏ 3 thủ tục hành chính: bãi bỏ thủ tục thay đổi cơ quan đăng ký hợp tác xã, thủ tục cấp đổi giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã và thủ tục cấp đổi giấy chứng nhận đăng ký liên hiệp hợp tác xã.

Bộ GD&ĐT đề xuất Chính phủ nâng mức phụ cấp cho giáo viên mầm non Bộ GD&ĐT đề xuất Chính phủ nâng mức phụ cấp cho giáo viên mầm non

Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, trung bình mức lương của giáo viên Tiểu học - THCS ra trường trong vòng 5 năm hơn 6 ...

Chính phủ chốt phương án nghỉ Tết Nguyên đán 2023 kéo dài 7 ngày Chính phủ chốt phương án nghỉ Tết Nguyên đán 2023 kéo dài 7 ngày

Trong năm 2023, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị-xã ...

Thủ tướng: Đánh giá chính xác để có mức tăng trưởng tín dụng phù hợp Thủ tướng: Đánh giá chính xác để có mức tăng trưởng tín dụng phù hợp

Cùng đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì xử lý các vấn đề liên quan tới trái phiếu doanh nghiệp; khẩn trương ...

Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, bản thân người lao động phải tái định vị chính mình, từ tư duy “làm để được trả lương” sang “làm để đóng góp, làm để phát triển”. Chỉ khi người lao động coi mỗi công việc là một trải nghiệm học tập, một cơ hội rèn luyện kỹ năng và phát triển bản thân, họ mới thực sự trở thành nhân tố không thể thiếu trong chuỗi giá trị, trong chiến lược phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Trong quá trình thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang. Tuy nhiên, vẫn còn những bất cập, đặc biệt đối với người có từ 15 năm công tác trở lên tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khiến họ chịu thiệt thòi so với người làm việc ở các vùng khác.
Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Khi pháp luật thôi là rào cản, mà trở thành điểm tựa, người công nhân sẽ không còn là người “thi hành ý tưởng” mà có thể là người “khởi xướng đổi mới”. Chính sách pháp lý ấy, nếu được thực thi đúng đắn sẽ đưa tầng lớp lao động bước vào vai trò trung tâm của cuộc cách mạng đổi mới quốc gia.

Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Ở nơi mùi hóa chất hòa vào tiếng máy móc ầm ầm vận hành mỗi ngày, có một người đàn ông lặng lẽ dành cả tâm huyết của mình để biến điều không thể thành có thể. Đó là anh Nguyễn Thanh Lâm (SN 1976) – cán bộ kỹ thuật phụ trách An toàn lao động, đồng thời là Chủ tịch Công đoàn Công ty cổ phần TICO TP. HCM – một người lao động tận tụy, đam mê nghề đến mức luôn “nghĩ về nhà máy” ngay cả sau giờ làm việc…
Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Việc Chính phủ được đề nghị phân bổ tối thiểu 3% ngân sách nhà nước cho khoa học – công nghệ và nâng dần lên 2% GDP, là bước chuyển từ “lời nói” thành “hành động”. Đây là tín hiệu cho thấy, Nhà nước đang xác lập một ưu tiên quốc gia mới và ưu tiên ấy không chỉ dành cho các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm cao cấp mà còn dành cho công nhân, kỹ sư, người lao động nơi xưởng máy, công trình, đồng ruộng.
“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Từ ruộng đồng đến nhà máy, từ làng quê đến khu công nghiệp, hàng triệu công nhân và người lao động Việt Nam đang từng ngày nỗ lực vươn lên bằng chính sức mình.
Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị được Tổng Bí thư Tô Lâm ví như một “Khoán 10” trong lĩnh vực khoa học, công nghệ cho thấy khát vọng bứt phá mà còn khơi dậy tinh thần đổi mới và vai trò trung tâm của lực lượng lao động.
“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và chuyển đổi số mạnh mẽ, việc xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa không chỉ là vấn đề đạo đức mà còn là yếu tố sống còn của doanh nghiệp.
Người "thắp lửa" tự động hóa nơi nhà máy

Người "thắp lửa" tự động hóa nơi nhà máy

Trong phân xưởng sản xuất hiện đại tại Nhà máy Unilever – Củ Chi, TP. HCM, nơi dây chuyền máy móc hoạt động không ngơi nghỉ, có một người đàn ông luôn âm thầm đi bên cạnh từng cải tiến. Đó là anh Trần Tiến Đạt (SN 1994) – Trưởng nhóm Bảo trì & Dự án tự động hóa thông minh phân xưởng PBC.
Xem thêm