![]() |
Góc làm việc được công nhân dọn dẹp sạch sẽ và trang trí những cây cảnh tạo môi trường làm việc trong lành. |
Chung tay vì một môi trường xanh
Tiêu biểu trong số đó là Công ty Cổ phần Thực phẩm Minh Dương (Cụm Công nghiệp Di Trạch, xã Di Trạch, huyện Hoài Đức). Ban lãnh đạo cùng với ban chấp hành công đoàn công ty tổ chức nhiều buổi sinh hoạt cho người lao động (NLĐ) về chuyên đề vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, đó là hai vấn đề lồng ghép không thể tách rời nhau trong sản xuất. Qua những buổi sinh hoạt, giao lưu đó giúp người lao động thấy rõ được an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường là những vấn đề hiện nay đang nổi cộm để cùng nhau chung tay đẩy lùi.
Ông Nguyễn Duy Vinh, Giám đốc nhà máy kỹ nghệ, Công ty Cổ phần Thực phẩm Minh Dương cho biết: “Với điều kiện hiện nay, sức khỏe con người là vốn quý nhất, nếu môi trường không tốt sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của NLĐ, do đó công ty đặt ra mục đích ý thức của NLĐ về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường phải được nâng lên. Trong sản xuất, chúng tôi hết sức chú trọng công tác đảm bảo vệ sinh môi trường, nhất là đối với hệ thống xử lý nước thải tập trung. Hiện nay, công ty đang duy trì và thực hiện thu gom, xử lý 100% nước thải sau khi sản xuất đạt theo yêu cầu của Bộ tài nguyên và môi trường trước khi thải ra môi trường”.
Cùng nhau xây dựng nếp sống văn minh
Cùng góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho CNLĐ, ở Công ty Trách nhiệm hữu hạn Yamaha Motor Việt Nam (KCN Nội Bài), tại các không gian làm việc từ văn phòng tới tận xưởng sản xuất, công ty đều bố trí những hàng cây xanh dọc các lối đi, tại bàn làm việc và những góc sinh thái làm nơi thư giãn, nghỉ ngơi cho công nhân lao động. Công ty triển khai phát động tiết kiệm nước, trang bị bổ sung nhiều thùng đựng rác, hướng dẫn công nhân phân loại rác, giảm thiểu sử dụng đồ nhựa dùng một lần, tái sử dụng in lại giấy một mặt… và triển khai “giờ khỏe đẹp”. Mỗi quý sẽ trích ra một giờ tắt hết các thiết bị trong phòng, nhân viên ra ngoài làm vệ sinh môi trường, trồng cây, chạy thể dục… Những hiệu quả đó đã giúp mỗi cán bộ, nhân viên, CNLĐ hiểu được và thay đổi ý thức hành vi của bản thân trong việc bảo vệ môi trường, xây dựng môi trường làm việc lành mạnh.
Thông qua những buổi tuyên truyền của công đoàn công ty và chính quyền địa phương, CNLĐ hiểu rõ hơn về tác hại của rác thải nhựa, họ tham gia tích cực vào phong trào “chống rác thải nhựa”. Chị Mai Trang, công nhân KCN Bắc Thăng Long cho biết: Trong mỗi lần đi chợ, các anh chị em công nhân thường nhắc nhở nhau chọn lựa, sử dụng các sản phẩm dễ phân hủy, thân thiện với môi trường thay thế cho các sản phẩm nhựa dùng một lần và túi nilon khó phân hủy, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe con người và hệ sinh thái…
Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo
Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường
