Vị hiệu trưởng năng động, sáng tạo của Trường THCS Trần Quốc Toản
Hoạt động Công đoàn

Vị hiệu trưởng năng động, sáng tạo của Trường THCS Trần Quốc Toản

Nguyễn Thị Ngọc Mai
Cô Trịnh Thị Bích Hằng – Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường THCS Trần Quốc Toản (TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh) là hình ảnh sống động về người thầy giản dị, chân thành, nghiêm khắc và yêu thương học trò hết mực.
Cô giáo Trần Thị Bích Hồng - dấu ấn yêu thương của Trường THCS Phan Chu Trinh

Nơi nào khó, có cô Bích Hằng

Ngay từ buổi đầu ra trường, lòng yêu nghề, bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ cùng những kiến thức tiếp thu được ở giảng đường sư phạm và thực tiễn cuộc sống cô Trịnh Thị Bích Hằng đã dành hết cho những cô cậu học trò yêu quý - những “đứa con” của cô. Sau vài năm học, lớp học trò do cô “nhào nặn” đã giành được nhiều thành tích cao trong học tập, trong đó đáng chú ý có nhiều học sinh đạt cao trong kỳ thi học sinh giỏi cấp quận, thành phố.

Ngọn lửa đam mê, lòng yêu nghề cùng kinh nghiệm trong nhiều năm giảng dạy cộng với tình yêu quê hương đã tiếp thêm sức mạnh và nghị lực trong cô. Cô luôn xác định “tất cả vì học sinh thân yêu”. Từ những suy nghĩ đó, cô dành hết tất cả những kinh nghiệm có được cho học sinh.

Vị hiệu trưởng năng động, sáng tạo của Trường THCS Trần Quốc Toản
Cô Trịnh Thị Bích Hằng tổ chức Hội nghị Lắng nghe tiếng nói trẻ em. Ảnh: ĐVCC

Cứ liên tục như thế, năm nào cũng vậy, đội tuyển học sinh giỏi của cô tham dự kỳ thi cấp quận, luôn đạt giải cao, bảng thành tích giảng dạy của cô ngày một dày thêm. Từ thành tích trên cô được bổ nhiệm là Phó Hiệu trưởng, đến năm học 2013 – 2014, cô được bổ nhiệm giữ chức vụ Hiệu trưởng Trường THCS Trần Quốc Toản.

Nơi nào khó khăn là có bàn tay của cô Trịnh Thị Bích Hằng góp sức, trong thời kì đầu khi được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng, một trường chưa được xây dựng khang trang, cơ sở vật chất còn nghèo nàn. Trường THCS Trần Quốc Toản thời kỳ này vô cùng khó khăn về các điều kiện phục vụ cho công tác dạy và học: cơ sở vật chất nhà trường còn bề bộn, thiếu thốn, các phòng học xuống cấp, trường không có các phòng chức năng, không có thư viện riêng…

Cơ sở vật chất là thế, đội ngũ giáo viên còn đáng lo ngại hơn bởi số giáo viên cao tuổi nhiều, trình độ đào tạo đa dạng, chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên chưa được quan tâm bồi dưỡng; số giáo viên giỏi cấp quận thấp so với mặt bằng của bậc học trong quận. Tâm lý giáo viên ngại phấn đấu, một số giáo viên độ ỳ cao. Chất lượng giáo dục hàng năm chưa cao.

Cô tâm sự: “Từ những thực trạng trên tôi thấy thương học sinh vô cùng và đau đáu một ước mơ để các em có một mái trường có đủ điều kiện cơ sở vật chất, để thầy và trò thi đua dạy tốt, học tốt. Những băn khoăn, trăn trở cộng với tình yêu thương học trò và lòng yêu nghề, tôi quyết không lùi bước trước khó khăn. Bằng những kiến thức và kinh nghiệm trong công tác quản lý, tôi tập trung vào chỉ đạo chuyên môn, xác định có thầy giỏi mới có trò giỏi tập trung bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ giáo viên”.

Song song với việc đầu tư vào chuyên môn thực hiện tốt sự phối kết hợp với các tổ chức đoàn thể trong công tác xã hội hoá giáo dục để từng bước nâng cấp bổ sung cơ sở vật chất cho nhà trường. Mỗi năm lên một kế hoạch để huy động tối đa từ Ban đại diện cha mẹ học sinh hỗ trợ cho trường một công trình.

Những dấu ấn từ sự đổi mới, sáng tạo

Gieo hạt, tất có ngày thu hoạch. Sự tận tụy, tâm huyết của cô cùng Ban giám hiệu dần dần đã được đền đáp, năm học 2014 – 2015 trường được xây dựng mới với khuôn viên đẹp và khang trang hơn, cơ sở vật chất được đầu tư xây dựng. Đội ngũ giáo viên nhà trường từng bước giỏi về chuyên môn, vững về nghiệp vụ. Chất lượng giáo dục phát triển, trường luôn đứng trong tốp đầu về phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi và các hoạt động khác.

Nhiều năm liền trường đạt danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến, Tập thể lao động xuất sắc. Không dừng lại ở thành tích trên, cô Trịnh Thị Bích Hằng tiếp tục tham mưu về xây dựng trường đạt chuẩn chuẩn quốc gia, kiểm định chất lượng giáo dục, là một trong những đơn vị xuất sắc cấp quận và thành phố, là lá cờ đầu của quận và thành phố… và còn nhiều thành tích khác nữa không chỉ cấp thành phố Thủ Đức, mà còn cấp thành phố Hồ Chí Minh, cấp quốc gia.

Vị hiệu trưởng năng động, sáng tạo của Trường THCS Trần Quốc Toản
Cô Trịnh Thị Bích Hằng (thứ 2, phải sang) nhận cờ thi đua Đơn vị xuất sắc. Ảnh: ĐVCC

Kế hoạch đã xây dựng, tất cả lại nỗ lực không ngừng, một ngày làm việc bằng hai. Tất cả các phòng học được trang trí theo chuẩn, cơ sở vật chất được bổ sung, khu hiệu bộ nhà trường với đầy đủ hệ thống phòng theo qui định được xây dựng. Khuôn viên nhà trường được qui hoạch, đường đi lối lại được bố trí hợp lý, thư viện đạt thư viên xuất sắc.

Trên đà phát triển, như tạo được thương hiệu cho mình, năm nào cũng vậy kết thúc năm học, Trường THCS Trần Quốc Toản luôn được xếp thứ nhất, thứ nhì trong phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi trung học cơ sở, tập thể nhà trường đạt Tập thể lao động Tiên tiến, chất lượng học sinh giỏi của nhà trường luôn đứng vị trí cao của quận. Chất lượng giáo viên được nâng lên rõ rệt, số giáo viên giỏi cấp quận, cấp thành phố đạt tỷ lệ cao so với bậc học.

Với chặng đường từ năm 2014 đến nay đã có nhiều khởi sắc về chất lượng giáo dục toàn diện và chất lượng mũi nhọn, cơ sở vật chất như được thay da đổi thịt. Từ một ngôi trường còn bề bộn thiếu thốn, phòng học xuống cấp quá nặng xưa kia giờ được thay thế bằng một ngôi trường “khang trang, xanh, sạch, đẹp”. Chất lượng giáo dục liên tục được xếp tốp đầu của bậc học Trung học Cơ sở. Thành quả trên đã mang đậm dấu ấn của cô Hiệu trưởng Trịnh Thị Bích Hằng.

Gương sáng về học và làm theo Bác Hồ

Riêng với bản thân mình, cô Hằng đã khơi dậy trong cán bộ giáo viên, nhân viên niềm vui trong công tác thông qua các giờ sinh hoạt chuyên đề về học tập và làm theo Bác như sưu tầm tranh ảnh về Bác Hồ chăm sóc khu di tích; đi tìm địa chỉ đỏ. Tổ chức cho học sinh làm theo lời Bác thông qua nhiều hình thức ngoại khóa như “Giao lưu Âm nhạc dân tộc”, “Kể chuyện Bác Hồ với thiếu nhi”, phát động “Phong trào đọc sách về Bác Hồ”, sưu tầm tranh ảnh về Bác Hồ, ngoại khóa “Ngày hội đọc sách”…

Là Bí thư chi bộ, người đứng đầu đơn vị, cô Hằng đã có nhiều sáng kiến trong công tác xây dựng Đảng, đi đầu trong phong trào viết và áp dụng sáng kiến, được Hội đồng khoa học ngành Giáo dục các cấp đánh giá cao.

Dưới sự chỉ đạo của hiệu trưởng Bích Hằng, các giáo viên ở Trường THCS Trần Quốc Toản là những tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo. Chi đoàn Thanh niên có phong trào “Tuổi trẻ xung kích đi đầu trong học tập, làm theo lời Bác”. Còn các em học sinh cũng tự giác thực hiện, làm theo “5 Điều Bác Hồ dạy”. Tất cả đều cùng chung mục tiêu Dạy tốt - Học tốt và hết lòng thương yêu, dạy dỗ, chăm sóc học sinh, nhất là học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Không chỉ học tập ở Bác về những đức tính, mà tập thể cán bộ, giáo viên và học sinh của trường còn biết vận dụng vào việc học tập và giảng dạy, tất cả giáo viên khi đến lớp đều phải soạn giảng giáo án đầy đủ, ứng dụng công nghệ thông tin, luôn quan tâm đến đổi mới phương pháp giảng dạy, nhất là động viên, khuyến khích các em học sinh học tập chăm ngoan, học giỏi.

Từng giáo viên có trách nhiệm giảng dạy tốt, ngoài thời gian giảng dạy chính khóa, phụ đạo do nhà trường tổ chức, từng giáo viên còn giúp đỡ cho những học sinh yếu, kém vào sau tiết dạy của mình cho đến khi nào các em hiểu, thuộc bài, và làm xong bài thì mới thôi.

Nhờ sự cố gắng, kiên trì này đã góp phần nâng cao tỷ lệ học sinh khá, giỏi hàng năm của Trường THCS Trần Quốc Toản. Tập thể cán bộ, giáo viên và học sinh trường đã đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc nhiều năm liền, Chi bộ Trường THCS Trần Quốc Toản đạt danh hiệu trong sạch vững mạnh, chi bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nhiều năm liền.

Sự tận tâm trong sự nghiệp “trồng người” của cô Hằng, Hiệu trưởng Trường THCS Trần Quốc Toản thực sự là điển hình về “dân vận khéo”, về “phát huy quyền làm chủ của Nhân dân”, về “làm theo Bác”, tấm gương công đoàn viên tiêu biểu xứng đáng để chúng ta học tập và noi theo.

Tác phẩm tham dự Cuộc thi viết “Vòng tay Công đoàn” lần thứ IV do Tạp chí Lao động và Công đoàn tổ chức từ 30/10/2023 đến hết ngày 30/9/2024.

Cuộc thi nhằm tuyên truyền, cổ vũ những trường hợp đoàn viên, người lao động được tổ chức Công đoàn, cán bộ công đoàn chăm lo, bảo vệ thiết thực, hiệu quả; nhờ đó có sự thay đổi tích cực trong cuộc sống.

Thông qua bài viết nêu bật nỗ lực của tổ chức Công đoàn, cán bộ công đoàn trong việc thực hiện nhiệm vụ cốt lõi đại diện bảo vệ, chăm lo cho đoàn viên, người lao động; góp phần khẳng định Công đoàn Việt Nam đã, đang và sẽ mãi là chỗ dựa vững chắc, tin cậy, nơi gửi gắm niềm tin của đoàn viên, người lao động.

Mời độc giả xem thêm TẠI ĐÂY

Địa chỉ nhận tác phẩm dự thi: vongtaycongdoan.ldcd@gmail.com

Cô Chủ tịch Công đoàn thân thiện của Trường THCS thị trấn Gia Bình Cô Chủ tịch Công đoàn thân thiện của Trường THCS thị trấn Gia Bình

Đối với tôi, chị là người đồng chí, Chủ tịch Công đoàn với nụ cười luôn thường trực trên môi; một tấm lòng ấm áp ...

Chủ tịch Công đoàn năng động và đầy nhiệt huyết của Trường THCS Phan Bội Châu Chủ tịch Công đoàn năng động và đầy nhiệt huyết của Trường THCS Phan Bội Châu

Dù mới nhận nhiệm vụ là người đứng đầu công đoàn trường, bằng tấm lòng của mình, cô giáo Nguyễn Thị Mỵ - Chủ tịch ...

Công đoàn Trường THCS Hoàng Hoa Thám: Hết mình vì một tập thể gắn kết, yêu thương Công đoàn Trường THCS Hoàng Hoa Thám: Hết mình vì một tập thể gắn kết, yêu thương

Trường THCS Hoàng Hoa Thám là ngôi trường đẹp, khang trang, có bề dày về thành tích giáo dục của quận Ba Đình, TP Hà ...

Tin mới hơn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.

Tin tức khác

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Trong bối cảnh tổ chức lại bộ máy công đoàn theo hướng tinh gọn, hiệu quả, việc giữ nguyên mô hình ba cấp của Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn đang trở thành một đề xuất nhận được nhiều sự quan tâm. Đại diện Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Hải Phòng nêu quan điểm tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 06b/NQ-TLĐ về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của UBKT công đoàn.
Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân năm 2025, ngoài công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên và người lao động, các cấp công đoàn thành phố Huế sẽ tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, tạo bước đệm giúp công nhân thích ứng với xu hướng lao động hiện đại, phát huy vai trò tiên phong trong phát triển kinh tế, xã hội.
Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Tối 28/3 tại Đà Nẵng đã diễn ra Liên hoan tiếng hát công nhân viên chức lao động Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) năm 2025 khu vực miền Trung. Sự kiện không chỉ là một hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc mà còn là nơi thể hiện tinh thần đoàn kết, niềm tự hào và khát vọng vươn xa của những người lao động mang trên mình màu áo VIMC.
Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Liên đoàn Lao động TP Hà Nội vừa phát động cuộc thi viết “Công nhân lao động Thủ đô suy nghĩ hay, hành động đẹp” – một sân chơi ý nghĩa, nhân văn và đầy cảm hứng cho hàng triệu lao động trên địa bàn Thủ đô.
Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Ngày 1/3/2025, ông Nguyễn Văn Đông - nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, chính thức nghỉ hưu trước tuổi theo chủ trương tinh giản bộ máy.
Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Đồng chí Đỗ Đức Thiệm - Trưởng Ban Chính sách – Tuyên giáo – Nữ công, Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng cho rằng: Đây là lúc tổ chức Công đoàn phải đổi mới mạnh mẽ, để giai cấp công nhân thực sự trở thành lực lượng dẫn dắt kỷ nguyên mới.
Xem thêm