![]() |
Viên gạch được làm từ nylon sau thành phẩm. |
Hiện nay, vẫn chưa có phương án tối ưu nào để giải quyết triệt để lượng túi nylon khổng lồ xả thải ra môi trường ngoài chôn vùi rồi tồn tại nhiều năm trong lòng đất, gây ô nhiễm nghiêm trọng. Với mong muốn cải thiện thực tế này, nhóm sinh viên Trường ĐH Giao thông vận tải Hà Nội đã nghĩ ra phương án tái chế túi nylon thải thành một loại vật liệu có ích và an toàn.
"Túi nylon vốn được sản xuất từ những hạt nhựa polymer. Dựa vào các kiến thức đã được học trong nhà trường, chúng em nghĩ ‘Tại sao không thay các chất dính kết trong bê tông bằng chất polymer từ các túi nylon thải?”, bạn Trần Thế Anh, sinh viên lớp Cầu đường ô tô và sân bay K56 - trưởng nhóm cho biết.
Ban đầu, cả nhóm mất nhiều thời gian cắt thật nhỏ túi nylon trước khi đun chảy vì sợ cháy và trộn không đều. Tuy nhiên, cách làm này đã khiến nylon lập tức co lại và vón cục khi gặp nhiệt. Sau nhiều lần thử nghiệm, việc để túi nguyên vẹn trước khi xử lý nhiệt mới là phương án hiệu quả.
Trong quá trình thử nghiệm, nhóm đã phải tạo ra hơn 50 mẫu thử khác nhau mới có thể tìm ra được tỉ lệ pha trộn chuẩn giữa đá, cát và nylon ở trong nhiệt độ phù hợp. Trong đó, đá đóng vai trò là vật liệu chịu cường độ, cát để chèn vào các lỗ rỗng giữa các viên đá và nylon đóng vai trò là chất kết dính.
![]() |
Quá trình sản xuất gạch từ nylon |
Sau khi phối trộn các nguyên liệu với tỉ lệ đã được tính toán cẩn thận, hỗn hợp này sẽ được đưa vào chảo đun nóng đến nhiệt độ 180 - 220 độ C và được đảo liên tục, đều tay. Khi hỗn hợp quánh lại lập tức cho vào khuôn đúc sẵn, dùng búa và đầm nén chặt để được thành phẩm.
May mắn trong quá trình thử nghiệm, nhóm sinh viên đã nhận được sự hỗ trợ không gian xưởng thí nghiệm và các thiết bị máy móc từ GS.TS. Phạm Huy Khang của Bộ môn Đường ô tô và sân bay - Trường ĐH Giao thông vận tải.
Với nguồn kinh phí hạn hẹp, bằng niềm say mê và tâm huyết, nhóm sinh viên đạt được kết quả tốt, tạo ra sản phẩm có tính khả thi cao.
![]() |
Các thiết bị máy móc sản xuất gạch mượn được từ trường ĐH Giao Thông Vận Tải |
GS.TS. Phạm Huy Khang chia sẻ: “Ứng dụng của sản phẩm vào thực tế là khả thi, giúp giải quyết một phần bài toán về lượng nylon thải ra môi trường hiện nay ở Việt Nam. Sản phẩm này nếu tiếp tục cải tiến có thể ứng dụng để lát vỉa hè. Kinh phí sản xuất chắc chắn sẽ không đắt hơn các sản phẩm hiện có trên thị trường, tuy nhiên nếu tính đến giá trị với môi trường, hiệu quả sẽ không thể tính bằng tiền”.
Nhóm mong muốn tương lai có thể sử dụng vật liệu này trộn với bê tông nhựa trong xây dựng mặt đường ô tô và đường sân bay.
![]() |
Nhóm sinh viên đã giành giải Nhất khoa Công trình và giải xuất sắc của Trường trong Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên năm 2019. |
Vừa qua, đề tài về chế tạo vật liệu gạch lát hè từ túi nylon phế thải của nhóm sinh viên Trường ĐH Giao thông vận tải đã giành giải Nhất khoa Công trình và giải Xuất sắc của Trường trong Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên năm 2019. Hiện nghiên cứu của nhóm đang tiếp tục dự thi cấp quốc gia về sản phẩm bảo vệ môi trường.
![]() Lãnh đạo huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) cùng các đơn vị liên quan hôm qua đã tới thăm hỏi, động viên 8 gia đình có ... |
![]() Do ảnh hưởng của bão số 6, từ đêm nay (9/11) nhiều tỉnh Nam Trung Bộ có mưa to. |
![]() Đại sứ quán Việt Nam tại Anh sẽ phối hợp chặt chẽ với đoàn công tác liên ngành của Chính phủ, cùng các cơ quan ... |
Tin mới hơn

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam
Tin tức khác
