Nhân lên niềm hạnh phúc từ những mảnh đời bất hạnh ở Lâm Đồng
Người lao động

Nhân lên niềm hạnh phúc từ những mảnh đời bất hạnh ở Lâm Đồng

ĐOÀN LÂM
Tác giả: ĐOÀN LÂM
Ông Trần Văn Kết - Giám đốc Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Lâm Đồng chia sẻ: "Không chỉ chăm sóc, giáo dục, coi đối tượng bảo trợ xã hội như người thân, giúp họ vơi đi nỗi bất hạnh, chúng tôi luôn tâm niệm làm thế nào để nhân lên niềm hạnh phúc từ những mảnh đời bất hạnh ấy".

Để vơi đi nỗi bất hạnh của những phận người

Ông Trần Văn Kết - Giám đốc Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Lâm Đồng dẫn tôi đi thăm nơi sinh hoạt, lưu trú của các đối tượng bảo trợ xã hội khi trời chạng vạng.

Trong bữa cơm chiều, bà Nguyễn Thị Năm (93 tuổi) và bà Lộc Thị Kiều (75 tuổi) vừa ăn, vừa chuyện trò vui vẻ.

Bà Lộc Thị Kiều phấn khởi nói: "Tôi vào đây từ năm 2016, cụ Năm vào năm 2005, có cụ ở đây hơn 30 năm rồi. Ở đây chúng tôi được ăn uống đầy đủ và chăm sóc chu đáo. Mọi người đều là một nhà nên vui lắm".

Nhân lên niềm hạnh phúc từ những mảnh đời bất hạnh ở Lâm Đồng
Nông Thị Dung chăm sóc người cao tuổi tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: ĐL

Giám đốc Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Lâm Đồng chia sẻ rằng, đơn vị có 26 cán bộ, nhân viên nhưng đang nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục 81 đối tượng bảo trợ xã hội với những lứa tuổi, hoàn cảnh khác nhau: trẻ sơ sinh; người cao tuổi không nơi nương tựa; trẻ mồ côi, khuyết tật, bị bỏ rơi, bị bạo hành, lạm dụng; người tâm thần thể ổn định...

“Chúng tôi đang nuôi dưỡng cháu nhỏ nhất là 8 tháng tuổi và cụ cao tuổi nhất là 93 tuổi. Mỗi người đến với Trung tâm trong điều kiện, thời điểm khác nhau. Nhưng điều chung nhất, họ đều là những mảnh đời kém may mắn, rất cần được quan tâm, san sẻ để vơi đi nỗi bất hạnh”, ông Trần Văn Kết nói.

Nhân lên niềm hạnh phúc từ những mảnh đời bất hạnh ở Lâm Đồng
Chưa làm cha nhưng anh Phạm Hoàng Long - Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Lâm Đồng luôn dành tình cảm cho trẻ ở đây như con cháu của mình. Ảnh: ĐL

Chị Nguyễn Tôn Hảo Như - Phòng Người cao tuổi và Tâm thần đến từng phòng kiểm tra tình hình, giúp vệ sinh cá nhân, chia đúng khẩu phần ăn cho từng người. Theo chị Như, những công việc này tưởng chừng đơn giản nhưng đòi hỏi các nhân viên ở đây phải làm bằng cái tâm, phải là “bảo mẫu” của mỗi mảnh đời bất hạnh.

“Dù là ban ngày hay ban đêm, chúng tôi cũng đều thay phiên nhau túc trực để đảm bảo không phát sinh sự cố gì. Bởi có khi bất chợt, có trường hợp tâm thần sẽ lên cơn, quậy phá. Lúc trái gió trở trời, có cụ cao tuổi phát bệnh, phải can thiệp y tế tại chỗ hay nhập viện cấp cứu khẩn cấp… Khi đó, các anh chị em không quản phòng ban nào, đều hỗ trợ lẫn nhau, gác lại công việc riêng của gia đình, thay nhau chăm sóc, chỉ mong các đối tượng sớm được bình an trở lại”, chị Nguyễn Tôn Hảo Như trải lòng.

Còn anh Phạm Hoàng Long - Phòng Trẻ em thì chia sẻ: “Tôi mới vào đây công tác được hơn 3 năm. Khi mới nhận công việc này tôi rất bỡ ngỡ và có phần nản lòng vì chưa lập gia đình, chưa biết chăm sóc trẻ nhỏ như thế nào. Nhưng rồi biết về hoàn cảnh mỗi trẻ ở đây và chứng kiến đồng nghiệp chăm sóc, dạy bảo từng cháu không quản ngày đêm; cả những khi các cháu đau ốm, quấy khóc, hay lúc phải bồng bế nhau nhập viện giữa đêm khuya…, tôi đã hiểu hơn về trách nhiệm và ý nghĩa công việc của mình.

Mặc dù khó khăn, vất vả là vậy, nhưng mọi người ở đây đều làm việc bằng tình thương yêu, đó là tình cảm của một gia đình thật sự. Trung tâm là mái nhà chung, cán bộ, nhân viên và mọi đối tượng bảo trợ đều gắn kết như ruột thịt, san sẻ để vơi đi nỗi bất hạnh, cùng nhau vun đắp những điều tươi đẹp, hạnh phúc mỗi ngày”.

Nhân lên niềm hạnh phúc

Gần 20 năm công tác, ông Trần Văn Phúc Ân - Phó Giám đốc Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Lâm Đồng đã chứng kiến biết bao số phận kém may mắn tại đây.

“Mỗi đối tượng khi mới vào Trung tâm đều lo âu khi không còn vòng tay chở che của người thân. Họ tưởng rằng sẽ phải một mình đối mặt với mọi thứ trong môi trường mới. Nhưng ở ngôi nhà chung này họ luôn được nhận sự yêu thương, chăm sóc, san sẻ như tình cảm ruột thịt.

Đây chính là niềm vui, động lực lớn, chắp thêm đôi cánh để họ hướng về phía trước. Và không ít người trong số đó đã vững bước, thành công trên con đường sự nghiệp. Đó cũng là niềm hạnh phúc vô cùng lớn của chúng tôi, người "bảo mẫu" của những mảnh đời bất hạnh”, ông Trần Văn Phúc Ân tự hào nói.

Ông Ân nhớ lại trường hợp của Nguyễn Huy Thành - mồ côi cha mẹ, vào sống tại Trung tâm từ khi mới học cấp 2. Được cán bộ, nhân viên của Trung tâm nuôi dưỡng, kèm cặp, Thành đã học hết phổ thông rồi thi đỗ Khoa Văn học của Trường Đại học Đà Lạt. Tốt nghiệp Đại học, ra trường với bằng thủ khoa, Thành đăng ký thi và trúng tuyển tại Chi nhánh phía Nam Thông tấn xã Việt Nam. Hiện nay Thành đang công tác tại tỉnh Ninh Thuận và đã học xong Thạc sĩ.

Một trường hợp khác là Nguyễn Việt Hoàng, cũng sống tại Trung tâm từ nhỏ, nay đã trở thành giáo viên dạy cấp 2 tại huyện Lạc Dương (Lâm Đồng). Ka Ly thì nay đã là bác sỹ, làm việc tại Trung tâm Y tế huyện Lâm Hà (Lâm Đồng). Và còn biết bao trường hợp trẻ được chăm sóc, nuôi dưỡng tại Trung tâm, nay đã trưởng thành, có việc làm ổn định ở nhiều nơi như Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Kiên Giang…, đóng góp cho xã hội và xây dựng hạnh phúc riêng.

Nhân lên niềm hạnh phúc từ những mảnh đời bất hạnh ở Lâm Đồng
Bà Nguyễn Thị Năm (93 tuổi, bên trái) và bà Lộc Thị Kiều (75 tuổi, bên phải) vừa ăn, vừa chuyện trò vui vẻ. Ảnh: ĐL

Nông Thị Dung – cô bé người dân tộc Tày, mồ côi cả cha và mẹ. Cả 3 chị em Dung được về Trung tâm khi Dung mới tròn 14 tuổi.

Sống trong tình thương yêu, đùm bọc của các “thầy, cô” (cách gọi cán bộ, nhân viên Trung tâm), chị em Dung đã lần lượt trưởng trành và luôn coi đây là ngôi nhà thứ hai của mình.

Em gái thứ hai của Dung đã tốt nghiệp Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Đà Lạt, hiện làm việc tại Công ty Mobiphone Chi nhánh Lâm Đồng. Em gái út thì đang học Khoa Kiến trúc, Trường Đại học Yersin Đà Lạt.

Còn Dung, sau khi tốt nghiệp Khoa Văn học tại Trường Đại học Đà Lạt, không ít thầy cô, bạn bè khuyên Dung học tiếp để theo nghề báo chí vì đây là lĩnh vực hợp với sở trường và ước mơ của Dung khi cha mẹ còn sống. Nhưng cô gái trẻ đã gác lại ước mơ của mình, đăng ký thi và trúng tuyển làm nhân viên công tác xã hội Phòng Trẻ em tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Lâm Đồng.

“Nghĩ lại quãng thời gian được sống dưới mái nhà chung ở Trung tâm, em quyết định quay trở lại đây. Có lẽ em sẽ gắn bó lâu dài với công việc này, tiếp tục vun đắp những tháng ngày hạnh phúc cho những mảnh đời bất hạnh trong ngôi nhà thứ hai của mình”, Nông Thị Dung xúc động chia sẻ.

Câu chuyện của Dung thật đẹp! Nguyện vọng của cô gái trẻ cũng thật đẹp! Song, tôi không khỏi suy nghĩ về chia sẻ ông Trần Văn Kết - Giám đốc Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Lâm Đồng, rằng thời gian qua, có không ít cán bộ, nhân viên do không chịu được áp lực công việc, hoặc vì thu nhập không hấp dẫn, đã chuyển qua làm công việc khác để lo cuộc sống gia đình.

Ông Kết cho rằng, hiện nay cán bộ, nhân viên của Trung tâm đã được hưởng phụ cấp ưu đãi ngành nghề theo quy định của Nhà nước, song chưa tương xứng với công sức mà họ bỏ ra để hoàn thành nhiệm vụ, đóng góp cho công tác an sinh xã hội.

"Mong rằng Đảng, Nhà nước sẽ quan tâm hơn nữa, có những chính sách ưu đãi xứng đáng để thu hút và giữ chân cán bộ, nhân viên gắn bó lâu dài với công việc khó khăn, vất vả này, để họ có thể toàn tâm, toàn ý chăm lo cho những mảnh đời bất hạnh ở Trung tâm như người thân, ruột thịt của mình", Giám đốc Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Lâm Đồng bày tỏ.

Voice: Ông Trần Văn Kết - Giám đốc Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Lâm Đồng.

Hối hả chạy đơn hàng, nhà máy tăng đãi ngộ, tuyển lao động U50 Hối hả chạy đơn hàng, nhà máy tăng đãi ngộ, tuyển lao động U50

Ngoài việc tăng chế độ phúc lợi nhằm giữ chân người lao động đã gắn bó lâu năm, nhiều doanh nghiệp đang tích cực tuyển ...

Doanh nghiệp về tận xã tuyển lao động, hỗ trợ tiền cho tháng đầu đi làm Doanh nghiệp về tận xã tuyển lao động, hỗ trợ tiền cho tháng đầu đi làm

Đó là cách của một doanh nghiệp thuộc lĩnh vực may mặc trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đang thực hiện, nhằm tuyển 1.800 ...

Làn sóng cắt giảm việc làm dự báo sẽ “hạ nhiệt” Làn sóng cắt giảm việc làm dự báo sẽ “hạ nhiệt”

Tình trạng cắt giảm việc làm “hạ nhiệt”, nhu cầu tuyển dụng tăng lên là những tín hiệu tích cực của thị trường lao động ...

Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, bản thân người lao động phải tái định vị chính mình, từ tư duy “làm để được trả lương” sang “làm để đóng góp, làm để phát triển”. Chỉ khi người lao động coi mỗi công việc là một trải nghiệm học tập, một cơ hội rèn luyện kỹ năng và phát triển bản thân, họ mới thực sự trở thành nhân tố không thể thiếu trong chuỗi giá trị, trong chiến lược phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Trong quá trình thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang. Tuy nhiên, vẫn còn những bất cập, đặc biệt đối với người có từ 15 năm công tác trở lên tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khiến họ chịu thiệt thòi so với người làm việc ở các vùng khác.
Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Khi pháp luật thôi là rào cản, mà trở thành điểm tựa, người công nhân sẽ không còn là người “thi hành ý tưởng” mà có thể là người “khởi xướng đổi mới”. Chính sách pháp lý ấy, nếu được thực thi đúng đắn sẽ đưa tầng lớp lao động bước vào vai trò trung tâm của cuộc cách mạng đổi mới quốc gia.

Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Ở nơi mùi hóa chất hòa vào tiếng máy móc ầm ầm vận hành mỗi ngày, có một người đàn ông lặng lẽ dành cả tâm huyết của mình để biến điều không thể thành có thể. Đó là anh Nguyễn Thanh Lâm (SN 1976) – cán bộ kỹ thuật phụ trách An toàn lao động, đồng thời là Chủ tịch Công đoàn Công ty cổ phần TICO TP. HCM – một người lao động tận tụy, đam mê nghề đến mức luôn “nghĩ về nhà máy” ngay cả sau giờ làm việc…
Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Việc Chính phủ được đề nghị phân bổ tối thiểu 3% ngân sách nhà nước cho khoa học – công nghệ và nâng dần lên 2% GDP, là bước chuyển từ “lời nói” thành “hành động”. Đây là tín hiệu cho thấy, Nhà nước đang xác lập một ưu tiên quốc gia mới và ưu tiên ấy không chỉ dành cho các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm cao cấp mà còn dành cho công nhân, kỹ sư, người lao động nơi xưởng máy, công trình, đồng ruộng.
“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Từ ruộng đồng đến nhà máy, từ làng quê đến khu công nghiệp, hàng triệu công nhân và người lao động Việt Nam đang từng ngày nỗ lực vươn lên bằng chính sức mình.
Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị được Tổng Bí thư Tô Lâm ví như một “Khoán 10” trong lĩnh vực khoa học, công nghệ cho thấy khát vọng bứt phá mà còn khơi dậy tinh thần đổi mới và vai trò trung tâm của lực lượng lao động.
“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và chuyển đổi số mạnh mẽ, việc xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa không chỉ là vấn đề đạo đức mà còn là yếu tố sống còn của doanh nghiệp.
Người "thắp lửa" tự động hóa nơi nhà máy

Người "thắp lửa" tự động hóa nơi nhà máy

Trong phân xưởng sản xuất hiện đại tại Nhà máy Unilever – Củ Chi, TP. HCM, nơi dây chuyền máy móc hoạt động không ngơi nghỉ, có một người đàn ông luôn âm thầm đi bên cạnh từng cải tiến. Đó là anh Trần Tiến Đạt (SN 1994) – Trưởng nhóm Bảo trì & Dự án tự động hóa thông minh phân xưởng PBC.
Xem thêm