Theo Tổng cục Thống kê, cả nước có gần 118.000 lao động bị mất việc tại các doanh nghiệp trong quý 4-2022, sang quý 1-2023, con số này lại tăng thêm và gần 149.000 lao động không còn việc làm! Trong đó 55,2% lao động bị mất việc thuộc các ngành dệt may, da giày, sản xuất linh kiện và sản phẩm điện tử, tập trung ở một số tỉnh có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, như Đồng Nai khoảng 32.600 người, Bình Dương khoảng 21.700 người, Bắc Ninh khoảng 14.000 người, Bắc Giang khoảng 7.700 người…
Công ty được xem thu hút lao động hàng đầu Việt Nam và luôn có nhiều đơn hàng “làm không hết việc” như PouYuen thời gian qua cũng phải cắt giảm hơn 7000 lao động, điều chưa từng thấy trong hàng chục năm qua. Tình hình căng đến mức như báo chí dẫn lời một chủ nhà trọ ở “thủ phủ” trên “Trong 15 năm kinh doanh phòng trọ, đây là lần đầu dãy trọ của tôi có phòng trống. Trước đây, công nhân muốn thuê trọ chỗ phải đặt cọc giữ phòng, chủ nhà kén khách nên tìm hiểu về tính cách, thái độ, đạo đức, công việc của khách rồi mới cho thuê”. Còn bây giờ, làm cách nào thì nhiều dãy trọ vẫn trống trơn vì không có việc làm thì còn ai trọ ở đây?
Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP.HCM Nguyễn Văn Lâm nhận định, thị trường lao động thời gian tới ở nơi từng thu hút nhiều lao động nhất nước này sẽ trầm lắng hơn. Cũng khó mà khác khi tình hình cả thế giới này vẫn đang khó khăn vì kinh tế suy giảm, chiến tranh một số nơi vẫn tiếp diễn, phục hồi sau dịch không như mong muốn và đơn hàng trong nước thiếu, xuất khẩu giảm. Nhiều bộ cũng đã ra tay, Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng sớm vào cuộc nhưng vẫn phải phụ thuộc vào sức khỏe của doanh nghiệp, đầu ra của sản phẩm và nhu cầu của thị trường thế giới. Khi những thứ đó chưa được cải thiện thì chấp nhận, chịu đựng và thắt lưng buộc bụng cho qua những ngày tháng này vẫn là biện pháp khả thi nhất.
Đây là tình cảnh của một cặp vợ chồng ở “thủ phủ” đang phải xuôi ngược tìm việc “Chị Liên mất việc cách đây 2 năm, nay đến lượt anh Truyền nằm trong danh sách phải chấm dứt hợp đồng lao động. Vợ chồng anh Truyền chở nhau đi khắp TP.HCM xin việc mong được tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội để giữ lương hưu khi về già. Hễ nghe ở đâu có tuyển, anh bỏ cả bữa cơm chạy đến. Ngặt nỗi hai vợ chồng lớn tuổi nên không thể đáp ứng được điều kiện về độ tuổi. Cuối cùng, hai vợ chồng quyết định về quê làm nông”. "Trước mắt sẽ về ở tạm nhà cậu em, chứ ở quê thì cũng không có nhà cửa gì cả", anh Truyền nói, ngước mặt nhìn lên trời”. Nhưng có nhìn lên trời hay xuống đất thì cũng phải trông vào thực tại, nơi mà cơm áo không đùa với bất cứ ai.
Hỗ trợ cho hàng ngàn lao động gặp khó khăn, thiếu việc làm, mất thu nhập và ráo riết tìm cho họ nơi làm khác là điều mà khá nhiều nơi, nhiều ngành đang nỗ lực. Tuy nhiên, khó khăn chung và nhiều nơi tương tự thế đang là rào cản khá lớn để những ngày tới bớt chông chênh hơn. Trong tình cảnh này thì một giải pháp tổng thể, khả thi hơn như Đề án ban hành chính sách hỗ trợ người lao động mà Chính phủ đã giao cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì đang được mong chờ sớm thực thi hiệu quả. Khung cảnh “thủ phủ nhà trọ” tấp nập như xưa giờ đây không chỉ là mơ ước của chủ nhà, người thuê mà với những tác động đã rõ, chúng ta cũng hy vọng viễn cảnh ấy mau trở lại.
HÀ PHAN
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Hà Phan một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee” Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Hà Phan bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Hà Phan". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
