Cô giáo Huệ và các tiếp viên đừng "đổ dầu vào lửa" Đừng để lây lan dịch rồi hối hận! |
![]() |
Nữ sinh lớp 10 tự tử và bức thư được cho là "thư tuyệt mệnh". Ảnh: H.T |
Câu hỏi đặt ra khi tôi hình dung nếu đứa trẻ viết bức thư tuyệt mệnh sau đây là con cháu bạn, là con cháu chúng ta, là con cháu của các thầy, cô giáo và những người công tác trong ngành Giáo dục.
Xin hãy đọc bức thư tuyệt mệnh, con viết lúc 7h47’ ngày 30/11/2020, sau đó thì vào nhà vệ sinh và dốc cả gói thuốc chữa hen phế quản vào miệng để tự tử. (Mà xin đừng gọi những dòng chữ con viết là tâm thư, vì con viết trước khi tìm đến cái chết, chứ không chỉ là để giãi bày một tâm tư, nguyện vọng, hay bày tỏ một quyết tâm, ý chí gì cả, nên phải gọi là một bức thư tuyệt mệnh, thưa các bạn!).
Vào cái giờ phút đến cả cây cối, chim muông, bạn và chúng ta cùng muôn loài vạn vật vui vẻ, hào hứng đón ánh bình minh rạng ngời của một ngày mới, thì con lầm lũi và cô đơn trong âm u bế tắc và tối tăm đè nén của một cung cách giáo dục phi sư phạm và vô nhân tính. Và con cắm mặt cắn bật máu đôi môi trẻ thơ đáng lẽ chỉ để hớn hở hát ca và đọc vang các áng văn thơ huyền diệu trong những trang sách. Nước mắt giàn giụa ứa ra từ đôi mắt trong veo đáng lẽ và đúng ra chỉ để được nhìn thấy những gì là tốt đẹp, công bằng và lẽ phải. Con phải trong đớn đau và uất ức ngồi viết những dòng thư tuyệt mệnh.
Con, cô bé nữ sinh lớp 10 của Trường THPT Vĩnh Xương (tỉnh An Giang) đã gửi đến thầy Nguyễn Việt Hùm - Hiệu trưởng, cô Nguyễn Ngọc Hạnh – Hiệu phó và cô chủ nhiệm Huỳnh Thị Thu Huệ cùng với các giáo viên có tên trong giấy kỷ luật con những dòng sau đây.
![]() |
Bức thư tuyệt mệnh của nữ sinh Y. (Ảnh: Gia đình cung cấp). |
Con viết rằng: “Em mong các giáo viên trên xin dừng chèn ép làm vậy sau cái chết của em. Mong nhà trường này tự suy xét lại và đối xử tốt hơn với các bạn sau này!".
"Xin cô Hiệu phó đừng lấy uy quyền ra trấn áp học sinh, xin cô chủ nhiệm đừng bạo lực các bạn sau này và các em sau thời em".
"Sau cái chết của em xin nhà trường đừng bao giờ tin vào những việc chưa rõ ràng và bạo lực tinh thần với các bạn khác".
"Em từng rất hâm mộ các thầy cô khi còn nhỏ nhưng giờ đây mọi thứ sụp đổ khi giáo viên thì bạo lực tinh thần em. Cô Hiệu phó đọc tên em dưới toàn trường vào thứ 2 tuần rồi".
"Thầy Hiệu trưởng chấp nhận ký vào đơn kỷ luật em. Nay em xin lấy sinh mạng bản thân để chứng minh lời em nói là thật".
"Ký tên: N.T.N.Y – Học sinh 10A4 niên khóa 2020 – 2021".
Nhà đạo đức học, nhà sư phạm nổi tiếng G.Guibe từng viết: Dạy tức là học 2 lần. Đúng vậy. Làm người thầy là phải 2 lần học. Một lần học để có kiến thức dạy dỗ học trò. Một lần học là mỗi ngày đều phải tự mình soi lại đạo đức sư phạm và nhân cách của mình để tu tâm tích đức chính mình, để mà xứng đáng là người nuôi dưỡng và phát triển trí tuệ và tâm hồn học trò.
Vậy nên, ngành Giáo dục đứng đầu là Bộ trưởng Nhạ, và trước hết là các giáo viên ở ngôi trường con học, hãy in lại bức thư của con, làm bài học đầu tiên mỗi khi cầm giáo án lên lớp, làm bài học đầu tiên trong giáo trình của các trường sư phạm, làm cái bảng ghi nhớ dán khắp các phòng giám hiệu cho tới văn phòng Bộ GD&ĐT, làm câu thần chú, lời tâm niệm để cho trong sạch đầu óc và đủ đầy lương tâm khi bước chân vào ‘ngôi đền giáo dục’ mỗi ngày.
Theo tôi, bức thư này đáng được đưa coi là một một bài học tuy đau xót nhưng mang sự cảnh báo cụ thể và thiết thực với thầy cô và phụ huynh cả nước trong sự nghiệp trồng người, trong công cuộc dựng xây tương lai đất nước.
![]() Vụ nữ công nhân trẻ bị ốm, tử vong trong phòng trọ ở Bắc Ninh mà không ai hay biết, đang được dư luận quan ... |
![]() Ngày 7/12, ông Nguyễn Thế Quyết, Chủ tịch Công đoàn Các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh xác nhận trên địa bàn tỉnh có xảy ... |
![]() Có lẽ câu chuyện nữ sinh lớp 10 tự tử bất thành ở An Giang để phản đối kỷ luật của nhà trường và vụ ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
