![]() |
Trong thời gian tới, nhiều doanh nghiệp sẽ phải ngừng sản xuất do thiếu nguyên liệu vì ảnh hưởng của dịch bênh. |
Khó khăn vì dịch bệnh
Anh Phạm Văn Minh, một công nhân làm việc tại Khu công nghiệp Bắc Thăng Long chia sẻ, từ đầu năm đến nay, do ảnh hưởng của dịch Covdid-19 nên học sinh được nghỉ. Vợ chồng anh phải gửi 2 con nhỏ về quê ngoại ở Nam Định để tiện đi làm. Tuy nhiên, cả hai vợ chồng lúc nào cũng nơm nớp lo sợ. Nếu phải nghỉ việc thì gia đình sẽ không thể có thu nhập hoặc thu nhập giảm đi, cuộc sống sẽ rất khó khăn.
Chị Nguyễn Thị Hà, công nhân Khu chế xuất Linh Trung 1, Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh cũng không khỏi lo lắng: “Dịch viêm phổi phát triển nhanh và lây lan rộng khiến tôi lo lắng, đọc báo thấy nhiều doanh nghiệp đóng cửa, tạm ngừng hoạt động, vậy những công nhân như chúng tôi làm gì để kiếm sống. Nhiều công ty cũng có cho công nhân nghỉ để phòng dịch, nhưng nếu nghỉ mà không có lương thì chúng tôi chọn đi làm. Bởi không có lương, chúng tôi sống ở thành phố này như thế nào. Dịch bệnh thì không biết bao giờ hết”.
Không chỉ các công nhân lao động, nhiều cửa hàng ăn uống tại thời điểm này cũng rơi vào tình trạng “thất thu” do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Thậm chí, có những cửa hàng từ đầu năm nay không có doanh thu, phải tạm thời đóng cửa, đợi dịch qua để trở lại hoạt động.
Những con số đáng ngại
Báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) về ảnh hưởng của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona cho thấy, 30/63 tỉnh/thành phố, trong tổng số 181.597 doanh nghiệp, có 322 doanh nghiệp tạm dừng hoạt động (chiếm 0,18%), 553 doanh nghiệp giảm quy mô hoặc thu hẹp sản xuất kinh doanh (chiếm 0,3%).
![]() |
Lãnh đạo Bộ LĐTB&XH kiểm tra tình hình lao động ở Thái Nguyên. |
Cũng theo Bộ LĐTB&XH, qua báo cáo của 22/63 tỉnh/thành phố, trong tổng số 8.773 lao động bị ảnh hưởng thì ngành nông, lâm và thủy sản có 3.227 người (chiếm 36,8%); ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải có 2.252 người (chiếm 25,7%); ngành vận tải, kho bãi có 1.121 người (chiếm 12,8%); ngành bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác có 665 người (chiếm 7,6%). Còn lại một số ngành khác cũng có lao động bị ảnh hưởng nhưng số lượng không nhiều.
Cũng theo báo cáo này, số lao động bị mất việc là 1.027 người; chủ yếu rơi vào ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống (365 người, chiếm 35,5%) và ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (106 người, chiếm 10,3%). Còn lại rải rác ở một số ngành khác.
Về tình hình lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, hiện có 33.775 lao động Trung Quốc làm việc tại các địa phương đã được cấp giấy phép lao động, trong đó có 26.388 lao động Trung Quốc về nước ăn Tết. Đến nay, lao động Trung Quốc đa phần chưa quay lại làm việc. Việc quản lý và điều hành doanh nghiệp của lao động Trung Quốc chủ yếu thực hiện qua điện thoại và mạng internet nên các doanh nghiệp cũng gặp khó khăn trong việc quản lý và điều hành.
Theo dự báo thị trường lao động trong quý I và cả năm 2020 trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, khả năng thiếu hụt lao động và dịch chuyển lao động trong bối cảnh các doanh nghiệp đóng cửa hoặc thu hẹp sản xuất do chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng nguyên liệu ngừng hoạt động (các doanh nghiệp gia công cho các công ty đa quốc gia, các doanh nghiệp có đầu vào nguyên liệu phụ thuộc vào Trung Quốc…).
Trong bối cảnh dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, Bộ LĐTB&XH cho biết, sẽ tiếp tục nghiên cứu, ban hành hoặc tham mưu ban hành các văn bản có tính pháp lý cho việc quản lý và sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam, đặc biệt là lao động Trung Quốc. Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị chức năng liên quan tới lĩnh vực lao động - việc làm xây dựng các kịch bản quản lý, điều hành trong trường hợp dịch bùng phát tại Việt Nam.
Cùng với đó, Bộ LĐTB&XH tiếp tục thực hiện các giải pháp trọng tâm của năm 2020 trong lĩnh vực lao động - việc làm, xây dựng đề án hỗ trợ thị trường lao động đến năm 2030, đa dạng hóa các hoạt động giao dịch việc làm; tăng tần suất, nâng cao hiệu quả tổ chức sàn giao dịch việc làm tại địa phương, thực hiện các chính sách, giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động gắn với nâng cao chất lượng việc làm.
![]() Tại cuộc họp báo ngày 28/2 về tình hình dịch Covid -19 trên thế giới, bên cạnh việc nâng mức cảnh báo cao nhất với ... |
![]() Khi được đưa tới Trung tâm Y tế Daegu, cô gái người Hàn Quốc nhiễm virus corona buông lời mắng chửi và nhổ nước bọt ... |
![]() Nhiều vụ tai nạn đau lòng khi để trẻ nhỏ ở nhà một mình khiến nhiều bậc cha mẹ lo sợ. Mới đây nhất là ... |
![]() Tờ Korea Herald hôm nay đã cảnh báo về tình trạng quá tải ở tâm dịch Daegu. Trong đó thiếu nhất là giường bệnh và ... |
Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo
Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường
