
Tết xa nhà
Những ngày cuối năm, xóm trọ công nhân tại TP HCM cửa đóng then cài. Nhiều người đã trả phòng về quê vì mất việc. Số còn lại may mắn hơn đang cố gắng bám trụ nhà máy.
Chị Nguyễn Thị Sương (quê Gia Lai) cho biết, chồng chị làm công nhân tại một công ty gạch men, thu nhập 7 - 8 triệu đồng/tháng. Để phụ kinh tế cho chồng, chị nhận quần áo về nhà may thêm. Tuy nhiên, năm nay kinh tế khó khăn, gần Tết mới có hàng để may, tháng nhiều nhất chị cũng chỉ kiếm được khoảng 3 - 4 triệu đồng.
Bệnh suy nhược khiến chị Sương không thể đi làm nhà máy, lại thêm tháng nào cũng mất hơn 3 triệu tiền thuốc. Mọi gánh nặng đổ dồn vai anh Quốc - chồng chị, từ tiền sinh hoạt trong gia đình đến tiền ăn học của 2 đứa con.
“Năm nay vợ chồng tôi bảo nhau không về quê. Lên Sài Gòn đến nay 6 năm rồi, năm nào hai vợ chồng cũng cố gắng sắp xếp về đoàn tụ với gia đình, cho ông bà được gặp 2 cháu. Nhưng mà năm nay kinh tế khó khăn quá, hai vợ chồng không có khả năng về, ở lại ráng kiếm thêm được đồng nào hay đồng đó”, chị Sương nói.
![]() |
Dù đang mang bệnh nhưng chị Sương vẫn cố gắng nhận quần áo về làm để có thêm thu nhập trang trải cuộc sống - Ảnh: Ngọc Huyền |
Vợ chồng chị cũng thông báo trước cho ba mẹ ở quê để Tết khỏi mong ngóng. Mặc lời khuyên của ba mẹ, họ vẫn quyết định ở lại thành phố.
Chị Nguyễn Thị Linh (34 tuổi, quê Bạc Liêu), hiện là công nhân tại một công ty giấy, cũng đang phải phân vân liệu Tết này nên về quê hay nên ở lại thành phố.
Theo chị Linh chia sẻ, năm nay công ty ít việc, thu nhập của chị hiện giờ mỗi tháng chỉ hơn 5 triệu đồng. Cũng may là có chồng và bố chồng đi làm để hỗ trợ thêm, mỗi người góp một chút mới đủ chi trả tiền trọ, tiền sinh hoạt. Đôi lúc, khó khăn quá gia đình chị phải vay mượn thêm người quen để có chi phí duy trì cuộc sống hằng ngày.
Hỏi về kế hoạch cho Tết, chị Linh mắt đượm buồn: “Mấy năm nay nhà tôi không về quê. Dự định là năm nay sẽ về nhưng kinh tế khó khăn như vậy vợ chồng tôi vẫn chưa biết phải tính thế nào. Năm nay tôi không được tăng ca, còn chồng và bố chồng thì công việc lúc có, lúc không, cộng thu nhập của 3 người lại cũng chỉ đủ chi phí sinh hoạt”.
![]() |
Cuộc sống khó khăn, thu nhập bấp bênh khiến chị Linh phải đắn đo chuyện quê ăn Tết - Ảnh: Ngọc Huyền |
Tiền xe, quà cáp, chi phí sinh hoạt trong và sau Tết… là nỗi lo chung của gia đình chị Sương, chị Linh. Tết đoàn tụ là điều ai cũng mong mỏi nhưng cuộc sống mưu sinh vất vả khiến những người lao động nghèo phải tạm gác lại mong muốn đó, họ bám trụ lại thành phố với hy vọng năm sau thu nhập tốt hơn sẽ trở về.
Việc làm cho lao động ở lại TP HCM
Đồng chí Phạm Chí Tâm - Phó Chủ tịch LĐLĐ TP. HCM cho biết, qua khảo sát của các cấp công đoàn, lượng người lao động ngoại tỉnh ở lại thành phố ăn Tết có thể tăng cao hơn so với năm trước.
Theo lãnh đạo LĐLĐ TP. HCM, năm 2023, do nhiều đơn vị giảm việc, thu nhập của người lao động giảm sút, khiến nhiều người tìm kiếm công việc làm thêm dịp cuối năm và dịp Tết để cải thiện thu nhập cá nhân. Điều này đã tạo ra một nguồn nhân lực tiềm năng cho thị trường lao động thời vụ trong dịp Tết Nguyên đán.
Đồng chí Phạm Chí Tâm nhấn mạnh rằng việc quan trọng là kết nối hiệu quả giữa các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng và người lao động có nhu cầu tìm việc.
Số liệu từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP. HCM cho biết, dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, thành phố có nhu cầu cần tuyển từ 25.000 đến 29.000 lao động, tập trung chủ yếu trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ (chiếm trên 69%), và khu vực công nghiệp - xây dựng (chiếm trên 30%).
Đây là dấu hiệu cho thấy sự tăng cao trong nhu cầu nhân sự để đáp ứng nhu cầu kinh doanh và sản xuất trong dịp Tết.
Trong khuôn khổ các hoạt động chăm sóc người lao động, tháng 12/2023, LĐLĐ TP. HCM phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Thành đoàn TP. HCM tổ chức ngày hội việc làm. Tại sự kiện này, 80 doanh nghiệp đã đăng ký tham gia với nhu cầu tuyển dụng hơn 20.000 người lao động.
Phó Chủ tịch LĐLĐ TP. HCM nhấn mạnh rằng, ngoài việc kết nối doanh nghiệp với người lao động, đơn vị cũng giới thiệu các địa chỉ và website cung cấp thông tin tuyển dụng chính thức, giúp người lao động dễ dàng liên hệ và tìm kiếm việc làm theo nhu cầu của mình.
Bà Nguyễn Văn Hạnh Thục - Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm TP. HCM cũng thông báo về kế hoạch tổ chức sàn giao dịch việc làm vào ngày 19/1. Sự kiện này dự kiến được tổ chức trực tuyến và trực tiếp tại trụ sở trung tâm cùng 6 chi nhánh trên toàn thành phố, được kỳ vọng sẽ là sàn giao dịch lớn nhất trước Tết Nguyên đán 2024.
Mục tiêu của sàn giao dịch này là hỗ trợ các doanh nghiệp và hộ kinh doanh có nhu cầu tuyển dụng lao động thời vụ phục vụ Tết Nguyên đán. Bà Hạnh Thục cũng nhấn mạnh mong muốn của Trung tâm Dịch vụ việc làm Thành phố là giúp người lao động, sinh viên, và công nhân không về quê ăn Tết có thể tìm kiếm những công việc thời vụ phù hợp, từ đó tăng thêm thu nhập cho bản thân.
Với những nỗ lực này, TP. HCM đang đặt ra các chính sách chăm sóc tốt nhất cho người lao động, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người lao động nhanh chóng kết nối và tìm kiếm cơ hội việc làm trong bối cảnh kinh tế khó khăn.
![]() Gian hàng "0 đồng" của bà Bùi Thị Thu Uyên (51 tuổi, TP HCM) và những người bạn đã và đang đem đến niềm vui ... |
![]() Các cấp Công đoàn Thủ đô đang tập trung mọi nguồn lực để chăm lo Tết Nguyên đán Giáp Thìn cho đoàn viên, người lao ... |
![]() Liên quan đến vụ hàng trăm viên chức, giảng viên, người lao động (NLĐ) tại Trường Đại học Quảng Bình bị nợ lương, UBND tỉnh ... |
Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo
Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường
