Người lao động

Ngành Than: Dây chuyền sản xuất hiện đại, đời sống công nhân được nâng cao

Lâm Tới
Tác giả: Lâm Tới
“Ruồi vàng, bọ chó, gió Vàng Danh”, câu ca thuở nào khái quát được nỗi vất vả, cơ cực của CNLĐ ngành Than trong điều kiện làm việc và môi trường sống, không chỉ ở Vàng Danh mà ở mọi mỏ than nói chung. Hiện nay ngành Than được quan tâm đầu tư mạnh mẽ bởi lãnh đạo Tập đoàn TKV và các đơn vị thành viên, công nghệ hiện đại được ứng dụng nhiều trong sản xuất, đời sống CNLĐ cũng từng bước được nâng cao.
nganh than day chuyen san xuat hien dai doi song cong nhan duoc nang cao

Chuyên gia Nhật Bản cùng làm việc với thợ mỏ Hà Lầm tại lò chợ cơ giới hóa đồng bộ 600.000 tấn/năm.

Hiện đại hóa, cơ giới hóa sản xuất

Năm 2017, tôi có vinh dự được cùng đoàn công tác của Công đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam do đồng chí Chủ tịch Lê Thanh Xuân dẫn đầu xuống thăm CNLĐ mỏ than Mạo Khê. Đây là lần đầu tiên tôi được xuống hầm lò, trải nghiệm đời sống của người thợ mỏ.

Nhận quần áo, ủng, mũ bảo hộ, đèn chống nổ và bình ôxy cứu hộ; tôi cùng đoàn xếp hàng dọc tiến tới cửa lò trong niềm háo hức, xen lẫn sự hồi hộp. Từ cửa lò, lần lượt mọi người lên tời cáp treo chuyên dụng chở người (tời khỉ) để di chuyển xuống phía dưới hầm lò. Sau này, tôi biết được đây là sản phẩm của đề tài nghiên cứu do ThS. Trần Đức Thọ và cộng sự thuộc Viện Cơ khí năng lượng mỏ - Vinacomin thực hiện, với mục tiêu đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa công nghệ, phục vụ chiến lược khai thác xuống sâu của ngành Than. Sản phẩm cáp treo này đã giúp cho NLĐ có thể di chuyển nhanh, dễ dàng, đặc biệt là an toàn trong các đường lò, nhất là những đường lò hẹp, có độ dốc lớn.

Trong hầm lò rất tối, chúng tôi đi sát nhau, người sau nối tiếp người trước, bước những bước thận trọng. Càng vào sâu, không khí càng ngột ngạt hơn, tôi cảm nhận mồ hôi bắt đầu túa ra. Nhưng từ trong đường lò thiếu ánh sáng ấy, tôi bắt đầu thấy những vỉa “vàng đen” óng ánh hệt như những ánh sao li ti trên bầu trời đêm.

Có đi vào trong hầm lò mới thấy hết sự vất vả, gian nan, nhưng cũng đầy can đảm, nhiệt huyết của người những thợ mỏ. Đồng thời cũng thấy được nỗ lực, bứt phá, quyết tâm của lãnh đạo Tập đoàn, các đơn vị doanh nghiệp trong việc hiện đại hóa, cơ giới hóa sản xuất, đưa công nghệ hiện đại, máy móc tiên tiến vào khai thác sản xuất, qua đó tăng năng suất lao động, nâng cao mức độ an toàn, góp phần bảo vệ môi trường.

Một cán bộ kỹ thuật của mỏ than Mạo Khê đi cùng đoàn giải thích: “Nếu như trước đây, NLĐ phải dùng tay thì nay với giá đỡ thủy lực (có cần điều khiển), công nhân có thể rút cột và chốt hãm bên trên. Điều này giúp cho thợ mỏ làm việc được an toàn hơn, năng suất lao động lại cao hơn nhiều so với khi sử dụng giá đỡ hầm lò đơn truyền thống”.

Tôi nhớ có lần đến Công ty CP Than Hà Lầm, tôi đã bị choáng ngợp bởi những con số về câu chuyện cơ giới hóa tại mỏ than này. Ở đây, người ta thi công đào các đường lò có độ dốc lớn (đến 90o) bằng công nghệ khoan dẫn sử dụng máy khoan robbins; sử dụng vì neo bê tông cốt thép có phụ gia đông cứng. Họ có đầy đủ các loại thiết bị như máy Combai, máy khoan, máy xúc, máy cào đá… 100% lò chợ ở đây đều áp dụng công nghệ mới chống giữ lò bằng giá thuỷ lực di động, cột thuỷ lực đơn, giá khung GK, giá thuỷ lực di động liên kết xích trong gương than.

Trong lần đó, tôi được ông Đinh Trung Kiên, Phó Giám đốc Công ty rỉ tai về hàng loạt các dự án về cơ giới hóa. Và sau này những dự án đó hoàn thành đã đưa than Hà Lầm tiếp tục trở thành đơn vị dẫn đầu của ngành Than trong việc áp dụng khoa học công nghệ vào khai thác.

Một lần đến than Khe Chàm tôi cũng tâm đắc với công tác hiện đại hóa giám sát ở đây. Từ năm 2014, Công ty đã thành lập Trung tâm giám sát điều hành sản xuất đặt tại khai trường sản xuất. Tại đây, nhiều thiết bị hiện đại đã được đầu tư nhằm thực hiện tốt nhất công tác thông tin giám sát như: Hệ thống camera đặt tại hầu hết các vị trí sản xuất trọng điểm và truyền hình ảnh về trung tâm. Mỗi lao động vào lò được gắn chíp định vị, qua đó, tại tất cả các vị trí có người làm việc đều được truyền dẫn thông báo về các thông tin số lượng người, chất lượng lao động thông qua bậc thợ… thậm chí những ai di chuyển đến đâu đều được theo dõi chặt chẽ.

Từ thực tiễn hoạt động khai thác than hầm lò tại Mạo Khê, Hà Lầm, Khe Chàm và hàng chục đơn vị khác nữa… tôi chợt nhận ra thực tế máy móc đang dần thay thế cho sức người. Ngành Than đã và đang làm hết mình để giảm thiểu rủi ro tai nạn lao động, để người thợ lò luôn vững tâm, hiên ngang bước vào cửa lò tìm “vàng” cho Tổ quốc.

Thưởng trà, ăn cao lương, ngủ khách sạn”

Trong những ngày đầu của năm 2019, chúng tôi về làm việc tại một số đơn vị than tại Quảng Ninh. Và cũng như câu chuyện đi xuống hầm lò, lần đầu tiên tôi “nếm cơm” thợ mỏ. Suất ăn 65 ngàn của thợ hầm lò đầy đủ “cao lương mỹ vị” với nhiều món mặn, xào, canh, hoa quả tráng miệng.

Qua câu chuyện nhanh với các “đầu bếp” nơi đây, tôi được biết, ngoài bữa chính họ còn được ăn các bữa phụ. Nhiều nơi, sau khi hết ca, thợ lò còn được thưởng thức trái cây, uống cà phê, uống trà tại nhà nghỉ dưỡng với trang bị hiện đại như nhà chờ sân bay để phục hồi sức khỏe sau một ca làm việc…

Cách đây không lâu, tôi trở lại Công ty Than Mạo Khê, được các đồng chí trong Ban Chấp hành Công đoàn dẫn đi tham quan nơi ở của CNLĐ. Trong khu nhà 5 tầng Vĩnh Xuân, những thợ lò độc thân được ở căn hộ khép kín, 2 người một phòng, trong phòng có trang bị điều hòa, ti vi, bình nóng lạnh… như nhà nghỉ, khách sạn. Tôi biết, hiện nay, nhiều đơn vị trong ngành Than có nhà tập thể khang trang, có sân thể thao, thậm chí có nhà tập gym cho cả nam và nữ.

nganh than day chuyen san xuat hien dai doi song cong nhan duoc nang cao

Nhà nghỉ dưỡng thợ lò sau ca của Công ty than Mạo Khê.

Trong những ngày giáp Tết Nguyên đán này, công đoàn các doanh nghiệp đang tất bật với công tác chuẩn bị lo Tết cho NLĐ. Chị Nguyễn Thị Huế, Phó Chủ tịch Công đoàn Công ty Than Hà Lầm chia sẻ: Vài năm trở lại đây, chúng tôi tổ chức hoạt động thi gói bánh chưng trong toàn đơn vị. Mục địch là muốn lưu giữ một nét văn hóa truyền thống của người Việt, đồng thời tạo ra cơ hội để tập thể cán bộ, NLĐ ngồi lại với nhau.

Chị Huế cũng cho biết: Năm nào cũng vậy, Công ty tổ chức hàng chục chuyến xe đưa NLĐ về quê ăn Tết. Lãnh đạo và chuyên môn cũng tổ chức các cuộc thăm hỏi gia đình NLĐ, nhất là NLĐ ở vùng sâu, vùng ra, để nắm rõ hơn đời sống, tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của CNLĐ.

Có thể nói rằng, việc chăm lo cho NLĐ từ việc xây dựng môi trường lao động an toàn, đến việc chăm chút từng bữa ăn, giấc ngủ; cận kề, sát sao với đời sống thường nhật của NLĐ là sự cố cố gắng, quyết tâm của toàn ngành Than. Điều này ngành than đang làm được và làm ngày một tốt hơn bởi họ thực hiện nghiêm túc khẩu hiệu “Kỷ luật và Đồng tâm”, người người như một, cùng nhìn về một hướng. “Kỷ luật và Đồng tâm, chúng ta sẽ thắng”, NLĐ ngành Than tin như vậy, và tôi cũng tin vào điều đó.

nganh than day chuyen san xuat hien dai doi song cong nhan duoc nang cao 90 năm: Công đoàn Việt Nam - thành viên vững chắc của hệ thống chính trị
nganh than day chuyen san xuat hien dai doi song cong nhan duoc nang cao Tháng Công nhân ở An Giang Lấy đoàn viên, người lao động là trung tâm hoạt động
nganh than day chuyen san xuat hien dai doi song cong nhan duoc nang cao Tai nạn tại Công ty Than Mông Dương:Thi công lò bán xiên chưa đảm bảo

Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, bản thân người lao động phải tái định vị chính mình, từ tư duy “làm để được trả lương” sang “làm để đóng góp, làm để phát triển”. Chỉ khi người lao động coi mỗi công việc là một trải nghiệm học tập, một cơ hội rèn luyện kỹ năng và phát triển bản thân, họ mới thực sự trở thành nhân tố không thể thiếu trong chuỗi giá trị, trong chiến lược phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Trong quá trình thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang. Tuy nhiên, vẫn còn những bất cập, đặc biệt đối với người có từ 15 năm công tác trở lên tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khiến họ chịu thiệt thòi so với người làm việc ở các vùng khác.
Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Khi pháp luật thôi là rào cản, mà trở thành điểm tựa, người công nhân sẽ không còn là người “thi hành ý tưởng” mà có thể là người “khởi xướng đổi mới”. Chính sách pháp lý ấy, nếu được thực thi đúng đắn sẽ đưa tầng lớp lao động bước vào vai trò trung tâm của cuộc cách mạng đổi mới quốc gia.

Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Ở nơi mùi hóa chất hòa vào tiếng máy móc ầm ầm vận hành mỗi ngày, có một người đàn ông lặng lẽ dành cả tâm huyết của mình để biến điều không thể thành có thể. Đó là anh Nguyễn Thanh Lâm (SN 1976) – cán bộ kỹ thuật phụ trách An toàn lao động, đồng thời là Chủ tịch Công đoàn Công ty cổ phần TICO TP. HCM – một người lao động tận tụy, đam mê nghề đến mức luôn “nghĩ về nhà máy” ngay cả sau giờ làm việc…
Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Việc Chính phủ được đề nghị phân bổ tối thiểu 3% ngân sách nhà nước cho khoa học – công nghệ và nâng dần lên 2% GDP, là bước chuyển từ “lời nói” thành “hành động”. Đây là tín hiệu cho thấy, Nhà nước đang xác lập một ưu tiên quốc gia mới và ưu tiên ấy không chỉ dành cho các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm cao cấp mà còn dành cho công nhân, kỹ sư, người lao động nơi xưởng máy, công trình, đồng ruộng.
“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Từ ruộng đồng đến nhà máy, từ làng quê đến khu công nghiệp, hàng triệu công nhân và người lao động Việt Nam đang từng ngày nỗ lực vươn lên bằng chính sức mình.
Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị được Tổng Bí thư Tô Lâm ví như một “Khoán 10” trong lĩnh vực khoa học, công nghệ cho thấy khát vọng bứt phá mà còn khơi dậy tinh thần đổi mới và vai trò trung tâm của lực lượng lao động.
“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và chuyển đổi số mạnh mẽ, việc xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa không chỉ là vấn đề đạo đức mà còn là yếu tố sống còn của doanh nghiệp.
Người "thắp lửa" tự động hóa nơi nhà máy

Người "thắp lửa" tự động hóa nơi nhà máy

Trong phân xưởng sản xuất hiện đại tại Nhà máy Unilever – Củ Chi, TP. HCM, nơi dây chuyền máy móc hoạt động không ngơi nghỉ, có một người đàn ông luôn âm thầm đi bên cạnh từng cải tiến. Đó là anh Trần Tiến Đạt (SN 1994) – Trưởng nhóm Bảo trì & Dự án tự động hóa thông minh phân xưởng PBC.
Xem thêm