Đời sống

“Góc sân” công nhân và “khoảng trời” con trẻ

Ý YÊN
Tác giả: Ý YÊN
Tôi gặp Tây trong một buổi trưa cuối năm. Dãy trọ công nhân im lìm, xác xơ giữa những ngày cuối đông.

Những cánh cửa khóa kín, bộ quần áo cũ kỹ phất phơ trong gió, chiếc điếu cày chỏng chơ nơi góc sân… Không gian lặng lẽ, chỉ có hai bố con anh loanh quanh như đang trông ngóng một điều gì xa xôi.

Tây, 30 tuổi, từng là công nhân của một công ty điện tử trong Khu công nghiệp Bắc Thăng Long. Nhưng cách đây bốn tháng, anh quyết định nghỉ việc để ở nhà trông con.

“Từ ngày có em Cún, vợ chồng tôi chật vật hơn,” anh trầm ngâm.

Cún – cô con gái thứ hai của anh chị, mới tám tháng tuổi đã phải đi nhà trẻ. Nhưng nỗi đau ập đến khi một hôm, đón con về, anh thấy môi con sưng tấy, chảy máu. Xem lại camera, Tây không khỏi bàng hoàng khi thấy con bị ép ăn, khóc thét, chiếc thìa chạm mạnh làm dập môi. Đêm đó, và nhiều đêm sau, Cún hoảng loạn gào khóc.

“Chúng tôi không muốn làm to chuyện nơi đất khách quê người,” Tây thở dài. Sau nhiều đắn đo, anh bảo vợ: “Được đầu nào thì được một đầu. Đầu kia coi như bỏ. Ai lương thấp hơn thì nghỉ trông con.” Vậy là anh nghỉ, để vợ tiếp tục làm công nhân với mức lương hơn 6 triệu đồng mỗi tháng.

“Góc sân” công nhân và “khoảng trời” con trẻ
Bên trong một phòng trọ công nhân - Ảnh: Ý YÊN

Nghỉ việc, Tây vay mượn 20 triệu đồng nhập găng tay và tất chân bán online, định bụng kiếm chút tiền qua mùa Đông. Nhưng Đông năm nay đến muộn, anh lại không có kinh nghiệm.

“Người ta bán ngày 20-30 đơn, mình ba ngày một đơn,” Tây cười chua chát, “Mỗi đơn lãi hai, ba chục nghìn.”

Căn phòng trọ chừng mười mét vuông trở thành không gian sống của cả gia đình. Vợ anh làm đủ 8 tiếng ở công ty, trừ tiền nhà trọ, điện, nước, ăn uống, tháng nào dư thì gửi về cho ông bà nội nuôi cô con gái lớn đang học lớp 1. Nhưng, mấy tháng nay, chẳng còn dư.

“Tháng nào không có, tôi phải xin khất ông bà tháng sau. Nhưng giờ tôi không dám hứa nữa,” Tây thổn thức.

Trong những ngày túng thiếu ấy, niềm vui lớn nhất của anh là Cún không còn giật mình nửa đêm. Cả ngày, anh quanh quẩn trong căn phòng tối om, đùa với con dưới mái hiên fibro xi măng. Ánh sáng duy nhất là vài tia nắng le lói xuyên qua những bộ quần áo phơi trước sân.

“Cũng tội con. Tuổi này là tuổi chơi, tuổi phá, mà không có chỗ cho nó chơi,” Tây ngậm ngùi.

Xóm trọ nơi gia đình Tây không khác nhiều so với những nơi tôi từng thấy quanh các khu công nghiệp lớn: chật chội, ẩm thấp, chung nhà vệ sinh, thiếu tiện nghi sinh hoạt. Một người phụ nữ từ quê lên bế cháu từng bảo tôi: “Lên đây mới biết chúng nó sống khổ quá, ngột ngạt quá!”

Bà bế đứa cháu quanh quẩn trong xóm, tìm chút ánh sáng tự nhiên ngoài cổng. Trong căn phòng tối, con rể bà – công nhân hơn 10 năm làm ở nhà máy lắp ráp xe máy – thở dài: “Em không gắn bó lâu dài ở đây được. Thuê trọ thế này bí bách lắm, trẻ con nó khổ, không phát triển được. Em cố thêm thời gian nữa, rồi phải tính đường về quê thôi.”

Thống kê của Viện Công nhân và Công đoàn cho biết, 66% công nhân lao động phải thuê nhà trọ. Phần lớn trong số đó sống trong điều kiện thiếu kiên cố, thiếu ánh sáng và nguồn nước sạch.

Tháng 5/2022, trước thềm chương trình Thủ tướng đối thoại với công nhân, gần 10.000 ý kiến được gửi đến, trong đó có những kiến nghị về nhà ở, nhà trẻ, trường học và các công trình phúc lợi cho công nhân lao động.

Ngày 8/1/2023, tại chương trình “Tết sum vầy – Xuân gắn kết” ở Phú Yên, Thủ tướng Phạm Minh Chính thẳng thắn thừa nhận: “Điều kiện ăn ở, sinh hoạt của công nhân một số nơi chưa đảm bảo, ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhà ở cho công nhân chưa được giải quyết hiệu quả, nhiều khu công nghiệp thiếu các công trình văn hóa, phúc lợi xã hội.”

Thủ tướng cam kết sẽ quyết liệt triển khai Đề án 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội, đồng thời phát triển nhà ở cho công nhân. “Mục tiêu là để công nhân, người lao động thực sự được thụ hưởng thành quả phát triển của đất nước; để mỗi dịp Tết đến, Xuân về là những giây phút đoàn tụ, sum vầy hạnh phúc,” ông nhấn mạnh.

Chỉ còn vài ngày nữa là kết thúc kỳ nghỉ Tết. Các gia đình công nhân lại khăn gói rời quê, trở về những xóm trọ quen thuộc. Có đứa trẻ phải tạm xa bố mẹ, ở lại quê với ông bà. Có gia đình phải đối mặt với quyết định khó khăn: ly hương hay hồi hương.

Câu chuyện “an cư lạc nghiệp” vẫn là nỗi trăn trở dai dẳng. Những xóm trọ tạm bợ, chật hẹp không chỉ kìm hãm giấc mơ an cư của người lớn, mà còn lấy đi tuổi thơ của những đứa trẻ.

Nhưng dẫu khó khăn, chúng ta vẫn kỳ vọng vào lời hứa của Thủ tướng. Hy vọng một ngày, những người như Tây sẽ không phải ngậm ngùi nhìn tuổi thơ con trôi qua dưới góc sân chật hẹp.

Những phòng trọ “siêu nhỏ” Những phòng trọ “siêu nhỏ”

Với đồng lương eo hẹp trong bối cảnh bão giá hiện nay, nhiều người lao động tại Khu công nghiệp Thăng Long (Hà Nội) đã ...

Công nhân “giật gấu vá vai” vì không có tích luỹ Công nhân “giật gấu vá vai” vì không có tích luỹ

Lương công nhân vừa đủ duy trì cuộc sống, nay lại giảm sút đáng kể khi thiếu việc, không còn tăng ca. Rất nhiều người ...

Tin vào mùa Xuân mới Tin vào mùa Xuân mới

Trên mọi miền đất nước, những ngày đầu tiên của mùa xuân đã bắt đầu. Đào mai chớm sắc, cây lá nảy lộc, vạn vật ...

Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Khi pháp luật thôi là rào cản, mà trở thành điểm tựa, người công nhân sẽ không còn là người “thi hành ý tưởng” mà có thể là người “khởi xướng đổi mới”. Chính sách pháp lý ấy, nếu được thực thi đúng đắn sẽ đưa tầng lớp lao động bước vào vai trò trung tâm của cuộc cách mạng đổi mới quốc gia.
Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Việc Chính phủ được đề nghị phân bổ tối thiểu 3% ngân sách nhà nước cho khoa học – công nghệ và nâng dần lên 2% GDP, là bước chuyển từ “lời nói” thành “hành động”. Đây là tín hiệu cho thấy, Nhà nước đang xác lập một ưu tiên quốc gia mới và ưu tiên ấy không chỉ dành cho các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm cao cấp mà còn dành cho công nhân, kỹ sư, người lao động nơi xưởng máy, công trình, đồng ruộng.
“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Từ ruộng đồng đến nhà máy, từ làng quê đến khu công nghiệp, hàng triệu công nhân và người lao động Việt Nam đang từng ngày nỗ lực vươn lên bằng chính sức mình.

Tin tức khác

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

Hà Nội đang nỗ lực mạnh mẽ để thúc đẩy sự phát triển và gia tăng nguồn cung cấp nhà ở cho người lao động thu nhập thấp. Trong bối cảnh này, 7 dự án nhà ở xã hội đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

Người lao động xếp hàng mua vàng ngày vía Thần tài, cầu lộc đầu năm

Với mong muốn mua vàng vào ngày vía Thần tài (mùng 10 tháng Giêng hàng năm) sẽ mang lại may mắn, tài lộc, nhiều người lao động đã xếp hàng dài tại các cửa hàng vàng bạc đá quý, tranh thủ giờ nghỉ để kịp "rước lộc" về nhà.

Công nhân trở lại làm việc sau Tết Nguyên đán 2025 với tỷ lệ cao

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, không khí lao động sản xuất đã sôi động trở lại trên khắp các nhà máy, xí nghiệp.

Về Tết

Trằn trọc. Đêm nay thật dài. Sáng sớm mai mình sẽ về quê. Sao anh ấy có thể ngủ nhỉ? Mà không phải chạy vạy lo lắng các thứ nữa thì ngủ ngon chứ sao…

Công nhân trở lại làm việc: Mong một năm mới tốt đẹp!

Từ tối ngày 1/2 (mùng 4 Tết) cho đến hôm nay (2/2, mùng 5 Tết), dòng người ở các tỉnh miền Tây bắt đầu quay trở lại các tỉnh Đông Nam Bộ để làm việc sau kỳ nghỉ Tết.

Ngày Tết trên cảng biển Chân Mây

Đêm giao thừa Tết Ất Tỵ, trời Huế mưa rét căm căm. Nhưng sáng mùng Một, biển Chân Mây bừng lên sắc xuân, trời quang, nắng ấm. Đúng thời khắc ấy, du thuyền hạng sang Celebrity Solstice chở hơn 3.000 du khách quốc tế cập cảng. Anh công nhân Lê Dũng, trong bộ đồ lao động đã sờn, sẵn sàng cho công việc đầu tiên của năm mới.
Xem thêm