![]() |
Công đoàn Việt Nam là cơ sở chính trị - xã hội của Đảng và Nhà nước ta. Ảnh minh họa |
Ở Việt Nam, trong xã hội mới XHCN, hệ thống chính trị bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam; Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội: Công đoàn Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
Như vậy, hệ thống chính trị là nền tảng chính trị - xã hội của Đảng và Nhà nước ta. Thông qua hoạt động của các tổ chức Đảng, tổ chức chính quyền và tập hợp lực lượng - các thành viên của Mặt trận Tổ quốc mà Đảng và Nhà nước mới hiện thực hóa được sự lãnh đạo và quản lý của mình trong đời sống xã hội.
Tổ chức Công đoàn là một thành viên của Mặt trận Tổ quốc và rộng ra là của hệ thống chính trị. Vì thế, công đoàn, một mặt hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng, mặt khác, phải tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng đến đông đảo công nhân, NLĐ.
Hồ Chí Minh giải thích giản dị mà rõ ràng rằng: “Công đoàn phải tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng vì Đảng mình là đảng của giai cấp vô sản. Đường lối chung là giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp. Giai cấp mà không có Đảng lãnh đạo thì không làm cách mạng được, Đảng mà không có giai cấp công nhân cũng không làm được gì. Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời cũng là đội tiên phong của dân tộc”.
Nhà nước là trung tâm của hệ thống chính trị. Nhà nước ta ngày càng quản lý xã hội bằng luật pháp để hiện thực hóa đường lối của Đảng. Qua đó thể hiện tính ưu việt của Nhà nước ta đối với NLĐ, tổ chức của NLĐ, trong đó có công nhân và tổ chức Công đoàn.
Cũng từ đấy, Công đoàn Việt Nam vừa tuân thủ nguyên tắc hoạt động theo Hiến pháp, pháp luật, vừa có một trách nhiệm quan trọng là giáo dục luật pháp cho công nhân, NLĐ, ngày càng phát huy việc tham gia với các cơ quan nhà nước xây dựng pháp luật có liên quan trực tiếp đến NLĐ.
Trong hệ thống chính trị, với tính cách là một thành viên, tổ chức Công đoàn bình đẳng với các tổ chức chính trị - xã hội khác như nông dân, thanh niên, phụ nữ, cựu chiến binh. Sự bình đẳng ở đây, trước hết thể hiện ở chỗ, các tổ chức quần chúng ấy, trong đó có công đoàn, đều đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, đều có nhiệm vụ tập hợp đông đảo hội viên, đoàn viên… của mình thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Điều quan trọng bậc nhất trong mối quan hệ này của tổ chức Công đoàn với các tổ chức chính trị - xã hội khác là sự đoàn kết, hợp lực trong tinh thần phối hợp công tác. Hiến pháp (2013) ghi rõ: “… các tổ chức chính trị - xã hội được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của thành viên, hội viên tổ chức mình; cùng các tổ chức thành viên khác của Mặt trận phối hợp và thống nhất hành động trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam”.
Đồng thời với các hoạt động nêu trên, và nhiều hoạt động thiết thực khác, như tham gia lực lượng vũ trang, tham gia chiến đấu, giành và giữ độc lập tự do cho Tổ quốc, tổ chức Công đoàn cùng các tổ chức chính trị - xã hội khác trong hệ thống chính trị, là nền tảng vững chắc bảo vệ chế độ, bảo vệ Đảng và Nhà nước.
Ngay từ ngày đầu lập nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã yêu cầu công nhân, Công đoàn phải bảo vệ chế độ ta: “Chế độ là của ta, phải bảo vệ chế độ ta. Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là của ta, phải bảo vệ Nhà nước của ta. Ai xâm phạm đến nhà nước ta, ta phải chống lại họ, bất cứ bằng lời nói hay việc làm".
Như vậy, tổ chức Công đoàn, cùng các tổ chức khác trong hệ thống chính trị là nền tảng chính trị - xã hội tin cậy của Đảng và Nhà nước ta. Trong thời kỳ đổi mới hiện nay, tổ chức Công đoàn có cố gắng cao trong phát huy vị trí nền tảng này, đặc biệt là trong xây dựng Đảng và Nhà nước.
Tổ chức Công đoàn đã phát huy năng lực, trí tuệ của đội ngũ cán bộ, đoàn viên, trong việc tham gia xây dựng chính sách pháp luật. Từ năm 2013-2018, Tổng Liên đoàn đã có 521 văn bản kiến nghị, đề xuất với Đảng, Nhà nước về xây dựng cơ chế, chính sách, pháp luật bảo vệ quyền lợi NLĐ.
Nhiều đề xuất của công đoàn đã được tiếp thu, góp phần quan trọng bảo vệ quyền lợi hợp pháp của đoàn viên và NLĐ, tiêu biểu là tham gia xây dựng Luật BHXH, Luật ATVSLĐ, Bộ luật Tố tụng Dân sự (sửa đổi); các nghị định hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn năm 2012 về quyền, trách nhiệm của công đoàn, tài chính công đoàn, chế độ chính sách đối với lao động nữ; xử phạt hành chính hành vi vi phạm pháp luật công đoàn...
Hoạt động tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cấp công đoàn đã được thực hiện tích cực, phát hiện nhiều hạn chế, bất cập trong quá trình thực hiện chính sách, pháp luật, đề xuất nhiều giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, xử lý vi phạm; kiến nghị sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật; đồng thời trực tiếp thông tin, hướng dẫn, giải đáp về pháp luật cho cơ quan, đơn vị; góp phần bảo vệ quyền lợi hợp pháp của đoàn viên, NLĐ, nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực lao động, công đoàn.
Chương trình phối hợp giám sát giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ LĐ-TB&XH, Thanh tra Chính phủ và BHXH Việt Nam đã có tác động đến doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước ở các địa phương trong việc thực hiện pháp luật.
Tổ chức Công đoàn tiếp tục quán triệt thực hiện và vận dụng các Nghị quyết trong các Hội nghị Trung ương 6 khóa X, gần đây là Nghị quyết Trung ương 4, 5, 6, 7, 8 khóa XII về những quan điểm, chủ trương giải pháp lớn của Đảng trong xây dựng và phát huy vai trò GCCN, xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động có chất lượng, hiệu quả, xây dựng Đảng, đặc biệt về công tác cán bộ, trong đó có cán bộ cấp chiến lược.
Tổ chức Công đoàn tham gia nhiều hoạt động thuộc lĩnh vực quốc phòng - an ninh, qua đó góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc, chế độ ta, bảo vệ Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, giữ vững trật tự - an toàn xã hội. Vai trò trực tiếp là các tổ chức Công đoàn trong Quân đội, Công an nhân dân Việt Nam, thông qua các chức năng công đoàn, tập hợp, động viên giáo dục công nhân, NLĐ trong doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị khoa học - kỹ thuật... của mình xây dựng nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân.
![]() Công đoàn cấp trên phục vụ công đoàn cấp dưới; tổ chức Công đoàn phục vụ đoàn viên, người lao động là nội dung đổi mới ... |
![]() Ông Lê Đức Thiện, Phó Giám đốc Trung tâm An toàn lao động, Viện ATVSLĐ, Tổng LĐLĐ Việt Nam, đã đưa ra một số góp ý ... |
Tin mới hơn

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận
Tin tức khác

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân
