Kinh tế - Xã hội

CPTPP - động lực đổi mới, phát triển tổ chức Công đoàn Việt Nam

Nguyễn Mạnh Kiên
Tác giả: Nguyễn Mạnh Kiên
Ngày 2/11/2018, trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV, Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã trình Quốc hội phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan.

Ngày 2/11/2018, trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV, Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã trình Quốc hội phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan.

CPTPP là một hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đã được 11 quốc gia thành viên chính thức ký kết vào ngày 8/3/2018 tại Thủ đô Santiago (Chile) và sẽ có hiệu lực 60 ngày sau khi có ít nhất 6 quốc gia tham gia hoàn tất các thủ tục phê chuẩn. Khi có hiệu lực, CPTPP sẽ tạo ra khu vực tự do thương mại thuộc hàng lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 13,5% GDP toàn cầu và bao trùm thị trường gần 500 triệu dân.

Tham gia CPTPP, bên cạnh những thời cơ, thuận lợi để nâng cao nội lực, tăng cường đổi mới và hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, khẳng định vai trò địa - chính trị quan trọng, thực sự nâng cao vị thế trong khu vực cũng như trên trường quốc tế, Việt Nam cũng phải đối mặt với những thách thức to lớn về kinh tế - xã hội, hoàn thiện khung khổ pháp luật, thể chế…, trong đó có lĩnh vực lao động, công đoàn. Tổ chức Công đoàn Việt Nam sẽ phải đối mặt với thách thức chưa từng có trong lịch sử gần 90 năm xây dựng và phát triển của mình đó là có thể sẽ phải cạnh tranh với tổ chức khác trong vai trò đại diện cho NLĐ khi các nội dung cam kết về lao động, công đoàn trong CPTPP có hiệu lực. Theo dự báo, 3 dạng thức của tổ chức đại diện NLĐ có thể sẽ được hình thành sau khi CPTPP có hiệu lực. Thứ nhất là tổ chức do NLĐ tự nguyện thành lập để tự bảo vệ quyền lợi cho NLĐ; thứ hai là tổ chức do chủ sử dụng lao động thành lập hoặc thao túng để chi phối các hoạt động bảo vệ quyền lợi NLĐ; và thứ ba, nguy hiểm nhất là tổ chức do các phần tử phản động thành lập hoặc hậu thuẫn thành lập, núp bóng danh nghĩa đại diện NLĐ để thực hiện các âm mưu, hoạt động chính trị, chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ ta.

cptpp dong luc doi moi phat trien to chuc cong doan viet nam

Thách thức này không chỉ đặt ra riêng với tổ chức Công đoàn Việt Nam, xét về sâu xa đây cũng là những thách thức đặt ra với cả hệ thống chính trị Việt Nam. Bởi, nhiều tổ chức đại diện NLĐ hình thành với điều lệ, phương thức hoạt động khác nhau không chỉ gây khó khăn cho việc tập hợp, đoàn kết, xây dựng, phát huy vai trò tiền phong của giai cấp công nhân - giai cấp lãnh đạo cách mạng mà còn có nguy cơ tác động đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Vì vậy, để vượt qua thách thức to lớn này, tổ chức Công đoàn đã xác định phải tự làm mới mình, đặt trọng tâm các hoạt động vào chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và NLĐ để họ thấy được những lợi ích thiết thực, cụ thể, tự nguyện và mong muốn gia nhập Công đoàn mà không đi theo các tổ chức đại diện khác. Bên cạnh đó, Đảng, Nhà nước cần tạo điều kiện để Công đoàn vừa thực hiện nhiệm vụ của một tổ chức chính trị - xã hội, vừa làm tốt hơn nữa vai trò của một tổ chức đại diện NLĐ, thực sự là “tổ ấm”, là “chỗ dựa tin cậy” của đoàn viên và NLĐ cả nước; thiết lập cơ chế, quy định, kịch bản ứng phó thật sự thông minh, hiệu quả vừa thực thi các cam kết, vừa bảo đảm giải quyết các vấn đề trước mắt và các vấn đề mang tính chiến lược lâu dài có thể nảy sinh khi các cam kết trong CPTPP có hiệu lực.

Trong bối cảnh tình hình chính trị - an ninh thế giới và khu vực đang thay đổi nhanh chóng, diễn biến phức tạp, khó lường, không có cơ hội phát triển nào không đi liền với những khó khăn, thách thức. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để vượt qua thách thức, tận dụng thời cơ để tối đa hóa lợi ích quốc gia, dân tộc. Với tổ chức Công đoàn Việt Nam, cùng với khó khăn, thách thức mang lại, CPTPP cũng là cơ hội, động lực quan trọng để đổi mới tổ chức, phương thức hoạt động và phát triển mạnh mẽ.

Tin mới hơn

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Vừa qua, Tạp chí uy tín The Asian Banker đã trao tặng giải thưởng Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam cho nền tảng VietinBank iConnect DX.
Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

Là một chuyên gia dày dặn kinh nghiệm trong ngành F&B, CEO Patricia Marques đã để lại dấu ấn qua việc xây dựng thành công một thương hiệu đồ uống lớn tại Việt Nam. Với tầm nhìn chiến lược và sự am hiểu sâu sắc thị trường, bà đã đồng hành cùng Phúc Long trong giai đoạn mới, viết nên hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt một cách đầy cảm hứng.
VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank tự hào được vinh danh “Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam” trong 5 năm liên tiếp, khẳng định vị thế tiên phong trong việc hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại Việt Nam. VietinBank không ngừng đổi mới và cung cấp các giải pháp tài chính tối ưu, đáp ứng nhu cầu đa dạng của Khách hàng doanh nghiệp.

Tin tức khác

BMW 750Li 2010 "hóa thân" thành 7-Series 2025, giá hơn 800 triệu đồng

BMW 750Li 2010 "hóa thân" thành 7-Series 2025, giá hơn 800 triệu đồng

Một chiếc BMW 750Li 2010 được độ bodykit theo phong cách 7-Series 2025 (G70) đang được rao bán tại Hà Nội với giá hơn 800 triệu đồng, thấp hơn đáng kể so với giá gốc 4,5-6 tỷ đồng của phiên bản mới. Xe giữ ngoại thất sáng bóng, nội thất bọc da đỏ hiện đại.
Xem thêm