Những ngọn hải đăng Nhớ lời Bác dặn trong di chúc Những chiếc barie được gỡ bỏ và vùng xanh hiện ra |
![]() |
Một cảnh trong phim "Vị" |
Trường hợp gần nhất, phim Vị, một bộ phim các nhà sản xuất Việt Nam hợp tác với các nhà làm phim Singapore sản xuất. Song, bộ phim đã không được phép công chiếu ở Việt Nam do… cảnh khỏa thân quá dài. Trước đó, bộ phim đã nhận giải ở Liên hoan phim quốc tế Berlin lần thứ 71. Để dự một liên hoan phim quốc tế khác, các nhà sản xuất đã thống nhất “từ bỏ quốc tịch Việt Nam”. Bộ phim đứng danh Singapore và đã được công chiếu ở liên hoan phim hàng đầu châu lục.
Trường hợp phim Vị là một trong nhiều trường hợp phim Việt thắng lớn ở quốc tế nhưng không qua được “cửa kiểm duyệt” của hội đồng kiểm duyệt phim trong nước. Vấn đề không phải cấm Vị là đúng hay sai. Cũng không phải cho Ròm (một bộ phim đã từng bị cấm chiếu được giải quốc tế rồi lại được yêu cầu sửa chữa để cho chiếu) hồi sinh có nên hay không. Vấn đề ở chỗ cần quy phạm cụ thể để người quản lý, làm phim đều có bộ công cụ áp vào mà làm.
Các nhà làm phim ở Việt Nam chấp nhận kiểm duyệt (tiền kiểm hoặc hậu kiểm). Khâu kiểm định này gần như quốc gia nào cũng có. Nhưng như trường hợp Vị bị cấm vì cảnh nude dài, song dài bao lâu là quá giới hạn, nhà làm phim không hề biết để cân nhắc.
Trước đó, trong một tọa đàm, các nhà làm phim thừa nhận, nhiều cảnh phim phải cắt mà không hiểu vì sao phải cắt. Một đạo diễn kể về cảnh phim con gà thắp hương rơi xuống đất bị bắt chỉnh sửa vì… văn hóa Việt, con gà thờ thì phài bày trang nghiêm. Hay một nhà sản xuất khác kể, phim hành động mà công ty anh làm, vì đấm đá nhiều nên có ý quay thừa ra phòng hờ sẽ bị yêu cầu cắt, chỉnh thì có sẵn tư liệu. Nhưng phim ấy lại được duyệt, trong sự bất ngờ với ngay cả người sản xuất.
Tức là, bộ tiêu chí để đánh giá kiểm duyệt đang tương đối mông lung. Việt lượng hóa càng cụ thể các tiêu chí là cần thiết và giúp ích cho cả người kiểm duyệt lẫn người làm phim. Chưa kể, các nhà làm phim chia sẻ, một studio phải dành trung bình từ 2 tuần tới 3 tháng để xử lý sau kiểm duyệt (cắt, thêm, chính sửa....). Thời gian ấy là quá dài và tính cạnh tranh của phim Việt chắc chắn sẽ giảm đi nhiều.
Hôm qua, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cũng nói rõ, Luật Điện ảnh phải tạo hành lang pháp lý, điều kiện cho điện ảnh phát triển chứ không phải làm hư hỏng ngành nghệ thuật.
Trong buổi làm việc hôm qua, đại biểu Lê Thu Hà cũng có ý kiến độc đáo: “Chỉ hội đồng duyệt phim được xem xét, quyết định phân loại và cho phép phim được phát hành, liệu có độc quyền hay không? Nên chăng chúng ta xây dựng một cơ chế để có nhiều đơn vị tham gia việc này. Nhà nước chỉ cấp phép thành lập các trung tâm thẩm định hoặc rút phép nếu thực hiện không tốt. Giải pháp này sẽ tránh được tình trạng vừa đá bóng, vừa thổi còi".
Quan điểm này tương đối xác đáng. Quốc gia nào cũng cần quản lý, dán nhãn phim. Nhưng, để xuất khẩu văn hóa với mũi nhọn là điện ảnh như làn sóng Hàn cách đây vài thập kỷ, cần một cơ chế cởi mở hơn, minh bạch hơn và quy phạm chi tiết hơn. Công chúng có quyền biết rằng bộ phim nào được duyệt, vì sao được duyệt, quan điểm của từng cá nhân trong hội đồng duyệt phim. Và tương tự với những bộ phim không được duyệt hay phải chỉnh sửa. Những điều này chỉ cần một biên bản cuộc họp, công bố trên website của Cục Điện ảnh, là xong. Về mặt kỹ thuật không hề khó khăn, phức tạp.
Và việc minh bạch này giúp công chúng hiểu rõ hơn những quyết định của những người trong hội đồng kiểm duyệt. Và, chính những người làm phim cũng có cơ hội nhìn lại phim của mình có những lỗi cụ thể gì để lần sau tránh, chứ không chỉ đơn giản là những… chỉ đạo miệng.
Phim Việt còn nhiều khiếm khuyết. Và chẳng ai còn nghi ngờ gì sức mạnh mềm đằng sau một nền điện ảnh thành công. Điều chúng ta cần, bước đầu tiên để phim Việt chí ít là không thua trên sân nhà, đó là hành lang pháp lý cởi mở, minh bạch hơn.
Đơn cử một ví dụ như này, các nhân vật giang hồ trong phim Việt Nam sẽ không bao giờ lôi cuốn bằng John Wick. Ngoài do kỹ xảo hiệu ứng, còn bởi phim Việt làm gì có đánh nhau, thanh toán băng đảng đến mức ấy. Và với luật chưa sửa đổi, nếu John Wick là phim Việt, nó cũng sẽ phải xếp kho như Bụi đời Chợ Lớn, mà thôi.
![]() “Hơn 10 năm qua, Công ty đã thực sự trở thành ngôi nhà thứ 2 của tôi. Sống trong ngôi nhà chung ấy, tôi luôn ... |
![]() Trong thời gian xảy ra dịch Covid-19, nhiều người lao động bị mất việc làm, bị ngừng việc,… Chính vì vậy, Bảo hiểm thất nghiệp ... |
![]() Tôi có một anh bạn thân là cán bộ công an ở Hải Phòng. Anh là con trai cả của một người Anh hùng Liệt ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
